Nhiều chuyên gia chỉ trích cáo buộc của G7 về nền kinh tế Trung Quốc
Vừa qua, các chuyên gia từ Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc về “các chính sách và động thái phi thị trường” do nhóm G7 đưa ra trong một thông cáo chung tại cuộc họp ở Stresa (Ý) vào cuối tuần vừa qua. Cụ thể, theo Global Times, các chuyên gia cho rằng, những tuyên bố này phản ánh “ảnh hưởng chủ nghĩa bảo hộ ngày càng độc hại của Washington đối với các đồng minh, và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thương mại tự do và chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Một nhà máy sản xuất ô tô điện tại Trung Quốc. Ảnh: The New York Times |
Cụ thể, trong thông cáo chung, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 tuyên bố: “Mặc dù đã tái khẳng định sự quan tâm của đối với hợp tác cân bằng và song phương, chúng tôi cũng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng các chính sách và động thái phi thị trường, mà có thể làm suy yếu nguồn lao động, các ngành công nghiệp và khả năng phục hồi kinh tế của chúng tôi”.
Ngoài ra, thông cáo của G7 cũng cho biết họ sẽ "tiếp tục theo dõi tình trạng dư thừa công suất và sẽ xem xét các tác động tiêu cực tiềm tàng và thực hiện các bước để đảm bảo một sân chơi bình đẳng".
Phản bác động thái này, các chuyên gia Trung Quốc nói: “Tuyên bố vừa qua đã nhấn mạnh các chính sách bảo hộ độc hại của Washington đối với các đồng minh của mình, vốn chọn lợi ích chính trị hơn các nguyên tắc thị trường và luật kinh tế." Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nếu các đồng minh của Mỹ tiếp thục đi theo chủ nghĩa bảo hộ, nền kinh tế và người tiêu dùng của họ sẽ phải đối mặt với những tổn thất lớn.
Giải thích thêm, ông Li Yong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho rằng nếu các chính trị gia các nước G7 đi theo con đường bảo hộ của Mỹ, đồng nghĩa là họ phải áp đặt các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư. Chia sẻ với Global Times, ông Li Yong nói: “Nếu G7 làm theo Mỹ, doanh nghiệp của họ sẽ bị hạn chế tiếp cận các hiệp định thương mại tự do, và người tiêu dùng của họ sẽ phải trả giá đắt”.
Thực tế, bên lề cuộc họp vừa qua, nhiều quan chức G7 cũng bày tỏ lo ngịa về một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc. Chia sẻ với giới báo chí, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã nói: “Ai tham gia chiến tranh thương mại đều sẽ thua, không ai là người thắng”. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng nhấn mạnh rằng cần phải tránh một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khi nước này vẫn là đối tác kinh tế lớn của Pháp. Theo trang Bloomberg, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cũng cho biết nước ông sẽ không vội áp dụng các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc.
Nhiều rủi ro với nền kinh tế thế giới
Tuy vậy, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng cảnh báo về khả năng nhiều nước phương Tây tiếp tục các động thái bảo hộ thương mại do áp lực cạnh tranh với Trung Quốc. Ông Chen Fengying, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc đã nói: "Một số thành viên G7 có thể đi theo cách tiếp cận của Mỹ vì tốc độ phát triển công nghệ và chuỗi công nghiệp của Trung Quốc rất nhanh. Trong một số ngành công nghiệp, Trung Quốc đã đi theo một con đường hoàn toàn mới và vượt qua các nước khác, thậm chí đã đạt đến mức độ mà Mỹ không thể làm được".
Chia sẻ với tờ Global Times, ông Fengying Chen nói thêm: “Sự phát triển công nghệ mới của phương Tây đang tụt hậu so với Trung Quốc và thậm chí còn bị đình trệ, vì vậy họ muốn bảo vệ các công nghệ hiện có. Còn sự đổi mới mới đang là sức mạnh của Trung Quốc”. Cũng trong bài phỏng vấn với Global Times, ông Fengying Chen cũng cảnh báo về viễn cảnh các ngành công nghiệp phương Tây có thể suy yếu nếu tiếp tục áp đặc các hạn chế với Trung Quốc.
Ngoài ra, những động thái bảo hộ của G7 cũng có thể gây rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới, vì những hành động này sẽ làm gián đoạn và rạn nứt thương mại toàn cầu. Theo báo cáo của /chu-de/quy-tien-te-quoc-te.topic (IMF) vào tháng 5 năm 2023, nếu phương Tây chỉ trao đổi thương mại với các nước trong khối, thì một số nền kinh tế trong khối này có thể chịu thiệt hại lên tới 4,7% GDP của nước mình.
Được biết, đây cũng không phải lần đầu tiên phương Tây có những động thái đối đầu vói các ngành thương mại và công nghiệp Trung Quốc. Vào cuối năm ngoái, khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ điều tra chống trợ cấp đối với xe điện Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước này.
Các nhà phân tích Trung Quốc cũng cho rằng nếu Mỹ và EU tiếp tục tăng thuế trong thời gian tới, Trung Quốc chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó, mặc dù động thái cụ thể vẫn còn chưa rõ. Ông Gao Lingyun, một chuyên gia từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ Global Times trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm: “Tôi không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó”.
Trong một cuộc phỏng vấn Global Times vào tuần trước, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành ô tô Trung Quốc đã đề xuất nước này nên xem xét tăng thuế tạm thời đối với ô tô nhập khẩu có động cơ lớn hơn 2,5 lít. Global Times cũng dẫn một nguồn tin cho rằng các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang dự định nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số loại thịt lợn nhập khẩu từ EU.
.