Chủ nhật 24/11/2024 12:29

Nhật Bản đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh

Với 1.657 dự án, có tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong số 120 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.

Nhằm lắng nghe, trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài cũng như định hướng hợp tác phát triển trong thời gian tới, sáng ngày 14/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) tổ chức “Hội nghị bàn tròn Nhật Bản năm 2023”.

Đại biểu tham dự Hội nghị bàn tròn Nhật Bản năm 2023

Tính đến thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 57,25 tỷ USD, với hơn 12.000 dự án của doanh nghiệp đến từ 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong 11 tháng năm 2023, TP. Hồ Chí Minh thu hút được gần 3,1 tỷ USD.

Trong số các nước đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, hiện Nhật Bản đang đứng thứ 3 với 1.657 dự án, chiếm 14% số dự án đầu tư nước ngoàitrên địa bàn với tổng số vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD.

Tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - khẳng định: Thành phố luôn nỗ lực trong tạo môi trường đầu tư, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng, hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả tại thành phố. “Hội nghị lần này là cơ hội tốt để Thành phố tiếp thu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản, chia sẻ các sáng kiến hợp tác mới để phát triển” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.

Ông Ono Masuo - Tổng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá cao môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh, ông Ono Masuo - Tổng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, sẽ tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ việc tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp Nhật Bản và các cơ quan hữu quan của TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Mizushima Kozo - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JCCH), với những ưu tiên và hỗ trợ của chính quyền, TP. Hồ Chí Minh vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài và Nhật Bản thời gian tới.

Để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản hiểu rõ hơn tiềm năng của TP. Hồ Chí Minh, ông Đào Minh Chánh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) đã giới thiệu về định hướng phát triển và thu hút đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản nêu những vướng mắc tại hội nghị

Theo đó, trong ngắn và trung hạn: TP. Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các ngành như kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 công nghệ vi điện tử, bán dẫn, công nghệ môi trường, năng lượng sạch… Đồng thời, đẩy mạnh thu hút và cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ…

Còn trong dài hạn, TP. Hồ Chí Minh ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ cao, bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường, thu hút lao động có kỹ năng của các công ty đa quốc gia lớn gắn với yêu cầu phải chuyển giao tri thức, công nghệ và quản trị; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa…

Cũng tại hội nghị, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu những vướng mắc về lĩnh vực pháp luật, lao động, thuế, hải quan, môi trường và đời sống mà doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải trong năm 2023. Những thắc mắc này đã được đại diện các sở, ngành liên quan giải đáp một cách thấu đáo.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm kiến nghị từ các doanh nghiệp Nhật Bản giảm xuống rõ rệt về cả số lượng và độ phức tạp. Điều này chứng minh rằng việc chúng ta gặp nhau ở Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Nhật Bản mỗi cuối năm rất có ý nghĩa và cần thiết.

Đặc biệt, sự đồng hành của các doanh nghiệp trong một năm vừa qua cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ đề năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội” với nhiều kết quả tích cực so với kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đầu tư vào các lĩnh vực mà Thành phố đang ưu tiên thu hút đầu tư. “Chính quyền Thành phố cam kết luôn đồng hành, cùng vượt khó để cùng thành công với các cộng đồng doanh nghiệp” - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại