Thứ hai 23/12/2024 15:17

Nhập siêu: Chưa đáng lo!

Duy trì xuất siêu trong thời gian dài, cán cân thương mại đã chuyển hướng sang nhập siêu sau tháng 5/2021 với mức 369 triệu USD (số liệu ước tính sơ bộ). Tuy nhiên, nhập siêu chủ yếu do doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất nên không đáng ngại.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 5, cả nước nhập siêu hơn 2 tỷ USD khiến cán cân thương mại 5 tháng đầu năm đã đảo chiều sau một thời gian dài xuất siêu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 131,31 tỷ USD trong 5 tháng, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lưu ý, nhóm hàng cần nhập khẩu tháng 5 ước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2020; tính chung 5 tháng đầu năm đạt 115,26 tỷ USD, tăng 35,4%. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tập trung cho nhóm nguyên liệu sản xuất như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải may mặc, chất dẻo nguyên liệu… Đây cũng là nguyên liệu để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Đơn cử, với ngành dệt may, nguyên phụ liệu nhập khẩu đã tăng mạnh đến trên 20% để phục vụ cho sản xuất. Riêng vải may mặc đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 30,9%. Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, mặc dù là nước xuất khẩu thuộc Top đầu thế giới, song ngành dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việc nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao được lý giải, do ngành dệt may gần đây đã phục hồi trở lại với khối lượng đơn hàng cao và doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất. Gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đã góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này tăng trưởng đến 15% trong 5 tháng đầu năm, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm công nghiệp chế biến.

Ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu

Đặc biệt, lượng hàng hóa nhập khẩu phần lớn lớn đến từ các doanh nghiệp FDI (đạt 85,51 tỷ USD, tăng 39,9%). Đây cũng là điều bình thường bởi ngoài những nhà máy hoạt động lâu năm ở Việt Nam, những tháng đầu năm, Việt Nam đã có thêm nhiều dự án mới đổ vào nước ta theo làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng do tình hình dịch Covid-19. Việc các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là nhóm hàng điện tử, hàng hóa công nghệ cao và máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ giúp tạo ra dự địa và cơ hội để tăng xuất khẩu trong thời gian tới. Chưa kể, trong bối cảnh giá nhập khẩu tăng mạnh, doanh nghiệp còn có tâm lý tích trữ thêm nguyên liệu để phòng trường hợp dịch bệnh kéo dài...

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - khẳng định: Việc Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại sau 5 tháng là điều không có gì quá bất thường vì hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu nhiều chủ yếu là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt cho sản xuất của nhóm hàng xuất khẩu. Ví dụ như linh kiện điện tử, các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày là những ngành hiện nay đang có đà phục hồi tăng trưởng rất mạnh mẽ. Do vậy, sự gia tăng nhập khẩu cũng là điều tất yếu.

Riêng đối với nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nhóm trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 8,49 tỷ USD, chiếm khoảng 3,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đó, không có chuyện cán cân thương mại bị thâm hụt do gia tăng nhập khẩu các mặt hàng không được khuyến khích.

Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4 - 5% so với năm 2020. Theo quy luật, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Do đó, hoàn toàn có thể kỳ vọng cán cân thương mại hàng hóa sẽ xoay chiều trong những tháng tới
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công