Thứ năm 19/12/2024 03:27

Nhập khẩu phế liệu phải ký quỹ bảo vệ môi trường

Từ nay, doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường (BVMT). Số tiền ký quỹ căn cứ trên số lượng nhập khẩu của lô hàng. Quy định này nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT, từ ngày 10/1/2022, doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường.

Có thời điểm Việt Nam tồn đọng hàng ngàn container phế liệu nhưng khó tìm chủ sở hữu

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ BVMT trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định: Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

Số tiền ký quỹ căn cứ trên khối lượng nhập khẩu: Dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện ký quỹ BVMT trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác.

Tổ chức nhận ký quỹ đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo thông tin về số tờ khai hải quan nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu đã được thông quan hoặc thông tin về việc hủy tờ khai hải quan nhập khẩu của cơ quan hải quan hoặc chấp hành xong quyết định tái xuất, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan và không thể tái xuất được, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu không đủ thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí này. Sản phẩm sau xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm có giá trị sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật (không bao gồm phần sản phẩm tạo ra từ nguyên liệu, phụ gia hoặc phế liệu khác được phối trộn theo quy trình sản xuất của đơn vị được chỉ định để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm) và không được hạch toán vào chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.

Việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm được thực hiện theo quy định về quản lý chất thải. Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm thỏa thuận với đơn vị có đủ năng lực để xử lý, tiêu hủy chất thải, phế liệu vi phạm; đơn vị xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm phải được ghi trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm, việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm do nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật;

Trường hợp số tiền ký quỹ còn thừa sau khi thanh toán để xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản về việc hoàn thành quá trình xử lý, tiêu hủy phế liệu của cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

Nhận định của chuyên gia, việc thực hiện ký quỹ này không chỉ tránh Việt Nam trở thành “bãi rác” của thế giới mà còn bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Trên thực tế, sau khi Trung Quốc siết nhập khẩu phế liệu (năm 2028) thì đã có nhiều thời điểm tại các cảng biển Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh tồn đọng tới hàng ngàn container phế liệu nhưng rất khó tìm chủ sở hữu, dẫn tới việc kiểm tra, phân loại, yêu cầu vận chuyển lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy gặp nhiều khó khăn.

Những container phế liệu nhập vào Việt Nam và tồn đọng tại cảng đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có khá nhiều container là phế thải lẫn nhiều tạp chất, chất độc hại gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc các container phế liệu nằm chờ hàng tháng tại cảng đã gây ô nhiễm môi trường cho bến bãi, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh cảng, cơ quan hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics...

Phản ánh của cơ quan chức năng cho thấy, việc tái xuất hàng tồn phế liệu gặp khó khăn, làm tốn nhiều công sức, tiền bạc của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh khai thác vận tải, cảng biển. Ước tính, chi phí phải bỏ ra cho mỗi container trung bình trên 40 triệu đồng. Đáng chú ý trong lĩnh vực nhựa, không phải loại nhựa nào cũng được cho phép tiêu hủy, đặc biệt là nhựa PVC vì phát thải nhiều khí độc.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Thanh Hóa: Cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa

Hà Tĩnh: Ngừng sử dụng hoá đơn 3 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ

Bạc Liêu: Tập đoàn Hoàng Phát bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tư ‘treo’ đơn thư kiến nghị hơn 8 tháng

Nghệ An: Ngừng sử dụng hóa đơn Chi nhánh Công ty CP Sông Đà 410 do nợ thuế hơn 4,2 tỷ đồng

Phạt Tiktoker Dưỡng Dướng Dường sau phản ánh của Báo Công Thương

Nghệ An: Xử phạt chủ tài khoản tích xanh vì đăng tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh

Đồng Tháp cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Tú Trinh Food

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cán bộ, xem xét kết quả kiểm tra kê khai tài sản

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện sai phạm trong quản lý tài chính tại Trường THCS Minh Đức

Hà Nội: 'Nữ quái' lập công ty bình phong lừa đảo hơn 30 tỷ đồng

TikToker Mr Pips lập công ty ma, liên kết với người nước ngoài để lừa đảo