Thứ sáu 20/12/2024 00:06

Nhà xuất bản Giáo dục “gặt hái” lãi 287 tỷ đồng nhờ phát hành sách

Năm qua Nhà bản xuất Giáo dục ghi nhận doanh thu hơn 1.828 tỉ đồng, lãi ròng sau thuế tới 287 tỉ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được Bộ GD&ĐT giao.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố "Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021", với nhiều kết quả khả quan. Đơn vị này có vốn điều lệ 596 tỉ đồng, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%.

Theo báo cáo, năm vừa qua nhà xuất bản đã phát hành hơn 164 triệu quyểnsách giáo khoa. Đây là kết quả kinh doanh cao kỷ lục nhờ sản lượng phát hành sách giáo khoa vượt 40% so với kế hoạch đề ra.

Cụ thể, năm qua nhà xuất bản ghi nhận doanh thu hơn 1.828 tỉ đồng, trong đó nguồn thu từ hoạt động phát hành sách (sách giáo khoa, sách tham khảo, xuất bản phẩm khác...) chiếm tới 97%, phần còn lại thuộc về nguồn thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Đơn vị này gặt hái được lãi ròng sau thuế tới 287 tỉ đồng, tương đương cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được Bộ Giáo dục và đào tạo (cơ quan chủ quản) giao cho. Đây cũng là mức lợi nhuận cao, vượt qua con số dao động bình quân từ 120 - 150 tỉ đồng của những năm trước.

Nhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng mạnh trong năm qua mà các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục đều tăng cao kỷ lục.

Về khả năng sinh lời, nhà xuất bản có tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là gần 40%, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt gần 18%. Với các chỉ số này, phía nhà xuất bản cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2021 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam "hiệu quả".

Bên cạnh đó, về hoạt động kinh doanh của 7 công ty con trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2021, các công ty này đều có lợi nhuận dương. Trong đó, cao nhất là Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TP.HCM với 508 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 19 tỷ đồng. Tương tự, Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục Miền Nam cũng ghi nhận 472 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 11,5 tỷ.

Trong năm, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhận được hơn 10 tỷ đồng cổ tức từ các công ty con trên tổng số 102 tỷ vốn đầu tư, đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân 9,9%.

Mặc dù vậy, nói về việc kinh doanh của năm vừa qua, nhà xuất bản cho biết, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo đó, nhà xuất bản đưa ra nhiều khó khăn, như dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây nhiều trở ngại lớn cho công tác giới thiệu sách, tập huấn giáo viên theo đúng kế hoạch và tiến độ của Bộ Giáo dục và đào tạo, triển khai công tác in, vận chuyển, cung ứng sách đảm bảo và đồng bộ trước ngày khai giảng năm học mới.

Ngoài ra, kế hoạch triển khai in sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 bị động do Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt mẫu chậm so với kế hoạch, nên phải vất vả in gấp.

Đơn vị này cũng gặp thách thức và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh khi nạn in lậu, làm giả sách ngày càng phát triển về quy mô, số lượng dưới nhiều hình thức tinh vi.

Phía nhà xuất bản cũng cho hay, tình hình cạnh tranh trong xuất bản sách giáo khoa ngày càng gia tăng, những thông tin báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền sách giáo khoa, về hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư giấy in… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Thực tế cho thấy, kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục đã tăng cao những năm gần đây, cùng xu hướng tăng giá sách giáo khoa. Cụ thể, trong năm học 2020-2021, nhiều đầu sách giáo khoa tiểu học đã tăng giá gấp 3-4 lần. Đến năm học 2022-2023, giá sách giáo khoa các lớp 3, 7 và 10 tiếp tục tăng cao hơn 2-3 lần so với bộ sách cũ.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn từng cho biết, loại sách giáo khoa mới này được biên soạn với khổ lớn, giấy tốt hơn, quy trình từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành đều do doanh nghiệp đảm nhiệm, kê khai giá với Bộ Tài chính.

Ông nói thêm bộ sách cũ thuộc chương trình 2016 là sách Nhà nước bỏ tiền cho rất nhiều khâu, từ biên soạn đến thẩm định, sách có khổ nhỏ hơn, giấy xấu nên giá thành cũng thấp hơn.

Theo ông Sơn, một trong những giải pháp quan trọng, căn cơ để sách giáo khoa được bán với giá thấp nhất là bổ sung sách giáo khoa vào danh mục được Nhà nước định giá và có chính sách trợ giá. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội về vấn đề này.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao