Thứ hai 18/11/2024 17:13

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.

Ngày 22/9, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, đơn vị vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, UBND huyện Bảo Lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án Tổ hợp bauxit – Nhôm Lâm Đồng, theo như đề nghị của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/10/2024.

Nhà máy Alumin Lâm Đồng. Ảnh: Lê Sơn

Theo báo cáo của Công ty Nhôm Lâm Đồng, khu vực khai thác quặng bauxit 5 năm (giai đoạn 3), dự án Tổ hợp bauxit – Nhôm Lâm Đồng được UBND tỉnh chấp thuận phạm vi ranh giới, diện tích thu hồi đất để khai thác có tổng diện tích hơn 428 ha. Kể từ khi thực hiện đến nay (từ đầu năm 2024), đã có 73,3 ha được UBND huyện Bảo Lâm ban hành quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thu hồi đất. Tuy nhiên, khả năng khai thác chỉ được khoảng 40 ha do nằm tập trung, diện tích còn lại chưa thể khai thác do nằm rải rác, không có đường vào.

Trước đó, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 cũng gặp nhiều khó khăn: Có 10 hộ dân chưa nhận tiền thì 4/10 hộ thuộc diện bố trí tái định cư nên chưa đủ điều kiện cưỡng chế, có 6/10 hộ đã chuyển hồ sơ về Huyện để thực hiện thủ tục cưỡng chế theo quy định nhưng đến nay Huyện chưa có văn bản về việc này. Có 01 hộ thuộc đợt 3 (lần 10) 0,61ha không đồng ý giá nên chưa nhận tiền bồi thường.

Đặc biệt, có 14,2 ha/29,9 ha tranh chấp về nguồn gốc khai phá đất giữa người dân và 02 công ty Vĩnh Tiến và Vĩnh Lộc cần tiếp tục xác minh, làm rõ (trong đó: 6,5ha người dân đang tranh chấp quyền khai phá, canh tác đối với 02 công ty; phần còn lại là đất giao thông chung và một phần là đất cần tiếp tục xác minh, làm rõ về nguồn gốc).

Do đó, theo tính toán, với quỹ đất còn lại có thể tiếp cận khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024. Sau thời điểm này, nếu không được bổ sung thêm quỹ đất thì Nhà máy alumin phải giảm tải hoặc dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của đơn vị cũng như công ăn việc làm của gần 1.400 người lao động tại Công ty.

Hiện nay, công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đang phải tạm dừng vì hiện nay UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Bảo Lâm chưa ban hành các văn bản, quyết định về hướng dẫn, đơn giá các loại để áp dụng phù hợp theo Luật Đất đai 2024.

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh và các sở, ngành cần nhanh chóng ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn thay thế các quyết định cũ theo Luật Đất đai 2013 không còn phù hợp, như: Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; bảng giá nhà ở, công trình xây dựng và giá cấu kiện tổng hợp; giá các loại cây trồng; giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024.

Công ty Nhôm Lâm Đồng cũng đề xuất, trên cơ sở các văn bản, quyết định mới ban hành theo Luật Đất đai 2024 của tỉnh Lâm Đồng nêu trên, UBND huyện Bảo Lâm ban hành các quyết định về đơn giá thay thế; trong đó, có đơn giá cấu kiện, vật kiến trúc không có trong bảng giá; hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể tỉnh tiền bồi thưởng khi nhà nước thu hồi đất thực hiện khai thác quặng bauxit giai đoạn 3.

Đồng thời, đề xuất UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tiến hành các thủ tục thông báo thu hồi đất, họp dân thông báo thu hồi đất; ban hành quyết định và thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với 6 hộ chưa nhận tiền (4,8 ha).

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Bauxite Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?