Thứ hai 23/12/2024 06:23

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.

Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh năm 1927 tại Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Cha bà, ông Nguyễn Đồng Hợi, nguyên quán ở Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ bà là Phan Thị Châu Lan, con gái của cụ Phan Châu Trinh - một trong những chí sĩ tiêu biểu nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Cuối năm 1968, bà Nguyễn Thị Bình được chỉ thị tham gia vào cuộc đàm phán ở Paris - điều được coi là một trọng trách lớn lúc bấy giờ, khi phải ký kết được hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình cho Tổ quốc. Điều này đã phần nào thể hiện sự tin tưởng hoàn toàn của chính phủ vào khả năng cùng những lý luận sắc bén của bà.

Bà Nguyễn Thị Bình

Người phụ nữ duy nhất đặt bút ký kết vào Hiệp định Paris

Vào năm 1969, ngay sau khi Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, với khả năng hùng biện, lý lịch trong sạch, trình độ ngoại ngữ loại giỏi cùng quá trình hoạt động chính trị nhiều năm, bà Nguyễn Thị Bình đã ngay lập tức được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời và trở nên nổi tiếng trong các cuộc họp báo trong suốt khoảng thời gian 1968 - 1972 với trí thông minh cùng tài hùng biện của mình. “Nếu mình là phụ nữ biết ứng xử khôn khéo thì người ta cũng dễ có tình cảm hơn, sẽ nghe những điều mình muốn nói về lập trường của mình” - bà cho hay.

Tại Hiệp định Paris năm 1973, bà chính là một trong những người đại diện các bên và cũng chính là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký kết vào Hiệp định. Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam đã ghi nhận bà Nguyễn Thị Bình là nữ bộ trưởng đầu tiên.

Ắt hẳn ai cũng còn nhớ dáng vẻ năm ấy của bà khi là người phụ nữ duy nhất tham dự cuộc đàm phán nhưng không hề lép vế hay thua kém bất cứ người đàn ông nào, trái lại vô cùng bình tĩnh và bản lĩnh, liên tục đưa ra những luận cứ sắc bén để bảo vệ cho quan điểm của mình. Từ đây, bà đã được giới truyền thông ưu ái đặt cho biệt hiệu Madame Bình.

Sức hút tỏa ra từ những lập luận sắc bén

Có lần, một nhà báo phương Tây đặt câu hỏi: “Bà có ở Đảng Cộng sản không?”. Bà đã khéo léo trả lời khiến cho vị nhà báo kia phải chịu thua: “Tôi thuộc Đảng yêu nước”. Trong bất kỳ quá trình đàm phán hay ngoại giao nào, bà đều luôn tâm niệm rằng “Họ có quyền hỏi, mình có quyền trả lời. Nhưng trả lời thế nào để họ tâm phục khẩu phục, hiểu rõ hơn cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc mình, đó mới là điều quan trọng”.

Và rồi cứ thế, những lập luận sắc sảo, những lời lẽ đanh thép mà xác đáng mà bà để lại trong các cuộc ngoại giao dần dần tỏa đi khắp cả nước, lan rộng ra toàn thế giới, trong dư luận quốc tế, qua các báo chí hay cả vô tuyến truyền hình, … khơi gợi lên tình yêu mến, cảm phục mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam đối với bà.

Bên cạnh đó, nhân dân ta còn lưu truyền một mẩu chuyện đáng chú ý khác về khả năng đàm phán tài ba lỗi lạc của bà. Đó là vào ngày 17/11/1970, tại Câu lạc bộ báo chí, trên kênh 1, Cơ quan Phát thanh và Truyền hình Pháp tổ chức cuộc tranh biện với chủ đề Việt Nam đã có hơn 20 nhà báo Mỹ, Pháp, Úc tham gia, trong số đó phần lớn bảo vệ lập trường của Mỹ.

Đứng một mình giữa các nhà báo ngoại quốc sừng sỏ nhưng bà Nguyễn Thị Bình không hề né tránh hay run sợ, trái lại bà đã sử dụng khả năng ngoại ngữ đáng nể của mình, bình tĩnh đối đáp bằng tiếng Pháp một cách vừa mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng khéo léo, nêu rõ thiện chí muốn tìm giải pháp chính trị chấm dứt chiến tranh giữa các quốc gia.

Bác bỏ các luận điệu sai trái, bà đanh thép nói: “Mỹ phải rút toàn bộ quân, đó là nguyên tắc. Không cần phải bàn! Sự hiện diện nửa triệu quân Mỹ là hết sức vô lý”. Bà liên tục nhắc nhở các nhà báo phương Tây: “Đừng đánh đồng quân xâm lược Mỹ với dân tộc Việt Nam - những người chiến đấu chống ngoại xâm và có quyền hợp pháp được đánh đuổi quân xâm lược trên lãnh thổ của mình”.

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp)

Vẻ đẹp bản lĩnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt

Sau khi hết nhiệm kỳ giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, những chức vụ mà bà Nguyễn Thị Bình lần lượt đảm nhận là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987); rồi Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992).

Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ sau bà Nguyễn Thị Định - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Năm 2001, bà được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những hoạt động ngoại giao, bà Nguyễn Thị Bình còn tham gia các hoạt động xã hội và để lại nhiều ấn tượng tốt. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà trở thành Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập và giữ vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004.

Trong kí ức của nhân dân Việt Nam, những người đã tiếp xúc với bà cho biết bà là người chân thành, gần gũi, luôn tôn trọng sự khác biệt giữa những luồng ý kiến, trao đổi các vấn đề một cách rõ ràng, thẳng thắn. Bà không hề phân biệt chức vụ hay giới tính, lúc nào cũng rất bình dị, thân thiện và cởi mở. Nếu phát hiện ra những thiếu sót hay hạn chế từ cấp dưới, bà luôn bình tâm tìm hiểu, bảo ban và nhắc nhở mọi người một cách nhẹ nhàng chứ không tỏ vẻ “bề trên”.

Thảo Ngọc - Long Park
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”

Triển lãm mỹ thuật Nét vẽ tình thân: Khi phạm nhân là người sáng tác

TikTok Live Fest 2024: Vinh danh hàng loạt nhà sáng tạo nội dung live

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Trực tiếp bóng đá Việt Nam và Myanmar (hết giờ): Show diễn của Xuân Son

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Việt Nam và Myanmar, 20h00 ngày 21/12, AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12, rạng sáng 22/12: Việt Nam đấu với Myanmar tại AFF Cup 2024

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Hứa hẹn đêm nhạc Quốc tế Dalat Spring Concert miễn phí sẽ bùng nổ tại Đà Lạt

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Thái Lan và Campuchia, 20h00 ngày 20/12, bảng A AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12, rạng sáng 21/12: Thái Lan đấu với Campuchia tại AFF Cup 2024

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Chelsea và Shamrock Rovers, 3h00 ngày 20/12, UEFA Conference League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/12, rạng sáng 20/12: Tâm điểm Tottenham đấu với MU tại Carabao Cup