Thứ tư 06/11/2024 06:22

Nguy cơ tái phát dịch tả châu Phi từ lợn giống không rõ nguồn gốc

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh cho biết, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các địa phương là do bà con mua lợn giống nhỏ lẻ ở các chợ vùng cao, không rõ nguồn gố
(Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện rải rác trở lại từ giữa tháng 5 tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh cho biết, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các địa phương là do bà con mua lợn giống nhỏ lẻ ở các chợ vùng cao, không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; khi nuôi mới không đăng ký kê khai với chính quyền cơ sở để được kiểm tra và hướng dẫn biện pháp phòng dịch; khó kiểm soát nguồn giống nhập vào địa phương khi điều kiện nuôi tái đàn lợn, tăng đàn lợn ngày càng gia tăng.

Trước đó, từ giữa tháng 5 đến ngày 10/6, trên địa bàn tỉnh có hơn 43 hộ chăn nuôi ở 13 xã, phường của 6 địa phương có lợn bị mắc bệnh tả lợn châu Phi, gồm thành phố Hạ Long, Uông Bí; huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu và Đầm Hà. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 97 con.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh khẳng định, do dịch xuất hiện chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trung bình mỗi hộ có 1-2 con mắc dịch nên các địa phương đã kịp thời khoanh vùng, tiêu hủy số lợn nhiễm nên chưa xuất hiện ổ dịch lớn.

Các lực lượng chức năng của tỉnh đã xử lý 2 trường hợp buôn bán giống lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy tờ kiểm dịch, lý lịch giống trong quá trình vận chuyển, bán giống, nộp ngân sách nhà nước là 8,5 triệu đồng (huyện Bình Liêu: 1 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước 3,5 triệu đồng, huyện Tiên Yên: 1 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước 5 triệu đồng)

Về phía Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo bà con nên tìm mua lợn giống ở những cơ sở tin cậy; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh…

www.vietnamplus.vn

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn