Thứ tư 14/05/2025 01:36

Người nghệ nhân Hội An thổi hồn vào những gốc tre làng

Từ một lần tình cờ nhặt gốc tre trôi trong cơn lũ về đục đẽo cho qua giờ, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã theo đuổi và đồng hành với nghề điêu khắc gốc tre được hơn 20 năm. Ông được coi là “cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc trên gốc tre, người tiên phong thổi hồn vào gốc của biểu tượng gắn liền với di sản văn hóa Việt.
Ông Huỳnh Phương Đỏ (sinh năm 1973, trú phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) hiện đang là thành viên của Trung tâm văn hóa thành phố Hội An. Vốn là một người thợ của làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An) từ năm 16 tuổi, ông Đỏ trong một lần tình cờ tránh cơn lũ lịch sử năm 1999 càn quét qua làng quê nghèo nơi ông sinh sống, nhìn thấy khúc gốc tre trôi bồng bềnh trong dòng nước xiết, ông Đỏ đã kéo về để đục đẽo nhằm “giết” thời gian, chờ cơn lũ qua đi, ấy vậy mà ông Đỏ đã đam mê với nghề này lúc nào không hay. “Lúc đấy tôi chỉ làm cho vui thôi, nhưng suy nghĩ rằng nếu làm mộc thì khó quá, không theo được như người ta, nên chuyển qua điêu khắc trên gốc tre. Cứ vừa làm vừa học, làm được vài cái thì đem ra chợ bán, may mắn là được đón nhận và nhiều người yêu thích đặt mua” ông Đỏ tâm sự.
Những tác phẩm của ông Đỏ là khắc họa lên vẻ đẹp văn hóa của người Việt qua hình ảnh những nhân vật tâm linh. Bên cạnh việc điêu khắc chân dung các nhân vật lịch sử, danh nhân, thần linh, ông Đỏ còn thuần thục kỹ năng tạc chân dung người thật. Để có thể điêu luyện đến thế, ông Đỏ đã tự mình rèn giũa tay nghề, đọc nhiều sách báo, truyền thuyết về các vĩ nhân để có thể khắc họa rõ uy nghiêm, tâm thế của từng người.

Hai vợ chồng nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ hiện đang hành nghề biểu diễn điêu khắc gốc tre thủ công tại phố cổ Hội An. Các tác phẩm và quá trình điêu khắc của ông luôn nhận được sự quan tâm, khen ngợi của các du khách ghé thăm phố cổ. Đặc biệt, ông còn để cho những du khách tự tay trải nghiệm quá trình điêu khắc gốc tre, nhiều du khách tỏ ra hứng thú khi được tự tay “biến” những gốc tre xù xì thành biểu tượng văn hóa dân gian.

Từ những gốc trè xù xì, xấu xí mà người ta bỏ đi, ông Đỏ thu mua về để điêu khắc. Mới đầu, ông Đỏ thu mua tre của những người trong làng, trong thôn, nhưng khi nhu cầu ngày một lớn, ông quyết định đi săn tre từ nhiều nơi. Ông Đỏ cho biết, tre dùng để điêu khắc phải đích thân mình lựa chọn, kiểu dáng nào phù hợp để đục đẽo, chất lượng ra sao. “Tôi phải đích thân đi lựa gốc tre, vì đây là nghề thủ công, tự tay làm nên tôi biết được gốc tre như nào là phù hợp. Mới đầu, tôi lặn lội đi mua gốc tre từ nhiều tỉnh thành lân cận, nhiều người thấy vậy lại bảo tôi dở hơi, đi mua gốc tre làm gì, chẳng ai biết được một ngày tôi sẽ có thể hoàn thành những tác phẩm như thế.", ông Đỏ cười.
Theo nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ, điêu khắc gỗ dễ làm hơn tre vì điêu khắc gỗ có kích thước, quy tắc tỷ lệ cơ bản, cố định, còn đối với tre thì mỗi gốc một hình dáng. “Làm nghề hơn 20 năm, nhưng chưa một lần gặp qua gốc tre nào giống gốc tre nào, tất cả đều khác biệt, từ gốc đến phần thân. Đối với việc điêu khắc gốc tre, quan trọng nhất là phải tạo được cái hồn cho gốc tre, có bố cục hài hòa, chi tiết.” ông Đỏ chia sẻ.
Bằng những dụng cụ thô sơ, các tác phẩm của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ được thổi hồn đầy sức sống. “Nếu không tự tay mài dũa, đục đẽo thì không thể làm cho nó có hồn, có thần thái được.” ông Đỏ cho hay. Hiện nay, ông Đỏ đã truyền nghề của mình cho hơn chục học viên, góp phần bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật văn hóa nước ta.
Bà Trần Thị Nhung, vợ nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đã theo nghề cùng chồng đã hơn chục năm nay.

Việc đục đẽo, tạo hình do chồng đảm nhận, bà Nhung phụ việc đánh chi tiết lại những tác phẩm điêu khắc, sửa chữa những lỗi nhỏ trên tác phẩm trước khi trưng bày ra thị trường.

Tùy vào những tác phẩm, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ cho “ra lò” khoảng 2-3 tác phẩm mỗi ngày. Giá cả mỗi tác phẩm hiện giao động từ 200.000 đồng – 400.000 đồng, một vài tác phẩm tâm huyết của ông có giá lên tới hàng triệu đồng. “Trước dịch, các tác phẩm có giá khoảng 400.000 đồng – 600.000 đồng, nhưng sau dịch, kinh tế khó khăn, khách du lịch không nhiều, tôi đã hạ giá xuống để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Niềm vui là hiện nay, đã có nhiều cửa hàng lưu niệm từ khắp nơi như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội,… đặt hàng các tác phẩm của tôi để đưa sản phẩm đến gần hơn với người dân” ông Đỏ cho biết.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Hội An

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới