Người Mỹ, EU thích ăn cá ngừ, tôm tẩm bột Việt Nam

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn của các thị trường Mỹ, EU tiếp tục gia tăng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau một thời gian dài sụt giảm nhập khẩu liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đã tăng gần 65% trong tháng 7-2020.

Sự tăng trưởng này đã giúp tăng tỉ trọng của thị trường EU trong tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2020 lên hơn 20%.

Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ba thị trường chính trong khối EU là Đức, Ý và Hà Lan đã có sự tăng trưởng cao ở mức ba con số trong tháng 7, lần lượt là 119%, 200% và 210%.

Theo một số doanh nghiệp, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang làm giảm nguồn cung cá ngừ từ các nước như Ecuador, Mỹ và Ý… chính vì vậy đã tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Người Mỹ, EU thích ăn cá ngừ, tôm tẩm bột Việt Nam  - ảnh 1
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp, đóng túi được nhiều thị trường ưa chuộng.

Theo đánh giá của VASEP, do tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và các nước vẫn đang diễn biến phức tạp nên thị trường sẽ chưa thể ổn định, đặc biệt là ASEAN hay Nhật Bản… Dự kiến xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ bảo quản như cá ngừ đóng hộp, đóng túi… sẽ tiếp tục tăng.

Tôm cũng là mặt hàng đắt khách của Việt Nam trong mùa dịch khi nhiều thị trường, nhất là Mỹ tiêu thụ tăng mạnh. Tháng 7-2020, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 389 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỉ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam từ các thị trường lớn không bị sụt giảm. Việc kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam được đánh giá hiệu quả hơn so với các nước trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh vẫn phải vật lộn chống dịch. Do đó, khách hàng của những nước này chuyển sang nhập tôm của Việt Nam.

Người Mỹ, EU thích ăn cá ngừ, tôm tẩm bột Việt Nam  - ảnh 2
Trong thời gian xảy ra dịch, xuất khẩu các sản phẩm tôm đã qua chế biến được tiêu thụ nhiều hơn.

Thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc trong tháng 7 vẫn tăng trưởng. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường Hàn Quốc, Anh, Canada, Úc đồng loạt tăng trưởng hai con số trong tháng qua.

VASEP cho biết trong thời gian xảy ra dịch, xuất khẩu các sản phẩm tôm đã qua chế biến được tiêu thụ nhiều hơn so với sản phẩm tươi, sống, đông lạnh. Mỹ là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 23%. Bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 435 triệu USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

plo.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Xem thêm