Người bị sốt xuất huyết nên uống nước cam nóng hay lạnh?

Cam có đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin, đặc biệt vitamin C, chất chống oxy hóa. Vì thế đây là trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm, gội như thế nào cho đúng cách? Hà Nội thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết

Trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết

ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng - chia sẻ: Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Đặc biệt nên bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, bưởi, dừa, vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn.

Người bị sốt xuất huyết nên uống nước cam nóng hay lạnh?
Người bị sốt xuất huyết uống nước cam như thế nào mới có tác dụng?

Riêng đối với cam, thành phần dinh dưỡng trong một cốc nước cam tươi bao gồm chất đạm 2 gam; Carbohydrate 26 gram; đường 21 gram... Ngoài ra, cam là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, Folate...

Đáng lưu ý, vitamin C có trong nước cam là một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng gấp đôi là chất chống oxy hóa mạnh và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, chữa lành vết thương và sức khỏe răng lợi.

Còn Folate trong nước cam có vai trò trong quá trình tổng hợp DNA và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chưa kể, nước cam là một nguồn tuyệt vời cung cấp khoáng chất kali, giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa mất xương, bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ... Vì vậy, chỉ cần bổ sung một cốc nước cam vào thực đơn hàng ngày, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ được tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, để hỗ trợ quá trình phục hồi, thời điểm bổ sung nước cam nói riêng và các loại trái cây nói chung tốt nhất giữa 2 bữa ăn, hoặc 30 phút trước bữa ăn. Do cam cũng chứa nhiều đường nên khi uống cần pha loãng và không dùng vào thời điểm ban đêm.

Uống nước cam nóng hay lạnh thì tốt?

Theo nghiên cứu của Trường đại học Seville, cơ thể con người sẽ hấp thụ chất chống oxy hóa từ cam hiệu quả nhất khi uống nước ép lạnh thay vì không lạnh hoặc tiệt trùng.

Uống nước cam ép từ trái cam tươi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Tuy nhiên, để hấp thu tốt nên chia nhỏ liều lượng uống để ruột hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Đặc biệt, dưỡng chất carotenoids trong nước cam uống lạnh sẽ ngăn ngừa ung thư, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngược lại, khi đun nóng, dưỡng chất này và các loại vitamin sẽ bị giảm đáng kể, thậm chí mất hết, thoái hóa gây thay đổi màu sắc nước cam. Bởi vậy, chỉ nên uống nước cam thường hoặc làm lạnh thay vì tăng nhiệt độ cho loại nước ép này.

Ngoài nước cam, thì đu đủ hay nước dừa cũng được khuyến cáo bổ sung cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Sở dĩ trong nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes - muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Các nghiên cứu khác kết luận, đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nước dừa là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

Ngoài ra, khi bệnh nhân sốt làm tăng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày nên việc bổ sung nước lọc uống rất quan trọng. Virus và vi khuẩn phát triển mạnh hơn ở những tế bào thiếu nước do đó khi mắc bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước hàng ngày.

Các bác sĩ cũng lưu ý trong truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết: Truyền dịch sớm cho bệnh nhân sốt xuất huyết trong những ngày đầu là không cần thiết nếu bệnh nhân còn ăn uống được thì nên bù dịch bằng đường ăn uống tự nhiên. Chỉ truyền dịch khi bệnh nhân ăn uống quá kém; nôn nhiều gây mất dịch và điện giải; tụt huyết áp; có biểu hiện cô đặc máu (tăng hematocrit)... Lượng dịch truyền không phải như nhau cho tất cả người bệnh, bệnh nhân thiếu bao nhiêu thì cần bù lại bấy nhiêu. Nếu bệnh nhân có sốc, tụt huyết áp cần bù lượng dịch là 15ml/kg/1h, sau đó giảm dần theo phác đồ của Bộ Y tế. Ngoài ra, cần phải kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh như bệnh lý tim mạch, huyết áp, hô hấp... khi truyền dịch.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, ghi nhận thêm 5 ca nhập viện, các trường hợp nặng có tiến triển tốt.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Số ca mắc ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai hiện đã lên đến hơn 500 người, trong đó có những trường hợp nguy kịch. Sự việc khiến người dân không khỏi hoang mang.
Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa ra quyết định thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Serum phục hồi da hư tổn và sản phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Trong số khoảng 530 ca ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (Đồng Nai) có 5 bệnh nhi bị nặng, trong đó có bệnh nhi tiên lượng không tốt.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Tính đến 6h sáng ngày 4/5, tổng cộng có 529 ca nhập viện chữa trị do ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc.
TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin về trường hợp 15 học sinh từ 7-11 tuổi trên địa bàn TP. Thủ Đức bị ngộ độc nghi do ăn sushi ở trước cổng trường.
Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có phản hồi về thông tin này.
Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Tính đến sáng nay, số ca nhập viện nghi do ngộ độc tại Tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã lên đến gần 450 người.
Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai.
Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành ở Việt Nam sẽ được khám tim miễn phí. Những trường hợp mắc bệnh tim sẽ được hỗ trợ để được phẫu thuật kịp thời.
Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.
Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động