Thứ ba 26/11/2024 05:57

Nghiên cứu xây dựng chương trình thí điểm quốc gia về thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã và đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu xây dựng Chương trình thí điểm quốc gia về thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam.

Ngày 14/12, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest Việt Nam 2021, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Công ty Cổ phần Viet Lotus tổ chức Hội nghị “Đổi mới sáng tạo mở: Hợp tác cùng phát triển”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động toàn diện và sâu rộng tới mọi mặt của kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mà trực tiếp là các doanh nghiệp. Đại dịch còn hạn chế khả năng tiếp cận nguồn lực từ quốc tế, hạn chế sự tương tác, gặp gỡ, trao đổi kinh doanh... Đây cũng là áp lực cho sự đổi mới, sáng tạo, nhưng cũng là cơ hội cho ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Giữa đại dịch, nhu cầu cấp thiết về đổi mới sáng tạo, liên kết hợp tác và ứng dụng khoa học và công nghệ không chỉ là phương thức, công cụ phát triển mới mà trên hết là một cách tiếp cận, tư duy mới, triết lý mới cho sự phát triển. “Mặc dù có nhiều tín hiệu khả quan, nhưng nhìn một cách tổng thể, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa đạt tỷ lệ tương xứng với tiềm năng. Tính liên kết, hợp tác trong hệ sinh thái chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt là các hoạt động từ phía các doanh nghiệp, tập đoàn lớn - một trong những trụ cột của hệ sinh thái vẫn còn đang thiếu và yếu” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhận định.

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hay những doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc hợp tác với công ty, tập đoàn lớn giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho việc gia nhập thị trường, đó là: cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng, những buổi đào tạo đến từ các chuyên gia, cố vấn giàu kinh nghiệm và trên hết là các hợp đồng và cơ hội hợp tác.

“Chúng ta rất mong muốn trong thời gian tới từ phía các tập đoàn, các tổng công ty, các cơ quan nhà nước phải là người đặt hàng cho đội ngũ những người làm khởi nghiệp. Đội ngũ khởi nghiệp sẽ rất nhiều ý tưởng mới, sáng tạo và những ý tưởng đó sẽ giúp giải quyết bài toán của khu vực doanh nghiệp, tập đoàn” - Thứ Trưởng Trần Văn Tùng nói.

Bên cạnh đó, để những ý tưởng của những người khởi nghiệp thành công rất cần có sự đồng hành của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia, các nhà khoa học hỗ trợ cho những người làm khởi nghiệp, cung cấp những thông tin cần thiết về khoa học và công nghệ giúp họ hoàn thành kết quả nghiên cứu.

Đổi mới sáng tạo đó là tạo sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ đã có, cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất kinh doanh, cải tiến về mặt con người và hơn nữa là đổi mới về tư duy, mô hình kinh doanh. "Chỉ có đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị mới, cách làm mới, hiệu quả mới, tiếp cận nhanh với tốc độ phát triển của của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng nêu rõ.

Nhiều sản phẩm công nghệ mới được trưng bày giới thiệu tại hội nghị

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho rằng, đổi mới sáng tạo mở là một nhu cầu cần thiết chứ không phải chỉ là một sự khuyến khích hay là lựa chọn. Đổi mới sáng tạo mở là phải mở tư duy về cách thúc đẩy những sản phẩm sáng tạo có ích cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội lớn nhất để các viện, trường và các startup coi các tập đoàn, các doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chính của mình vì nó gắn liền với thị trường, gắn liền với cuộc sống.

Về phía các tập đoàn, các doanh nghiệp cũng cần mở hệ sinh thái của mình ra, nghĩa là không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong từ các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn của mình, mà còn sử dụng trí tuệ bên ngoài chính là các bạn trẻ, các startup, các viện, trường và coi đây là một nguồn lực để phát triển những sản phẩm mới.

Hiện tại, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã và đang phối hợp với các đối tác, trong đó có Viet Lotus để nghiên cứu xây dựng Chương trình thí điểm quốc gia về thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam. Trong đó Viet Lotus đóng vai trò là đơn vị kết nối giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để tìm kiếm và giải quyết các thách thức, bài toán thực tế.

Ngoài ra, để khẳng định cam kết về thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ký kết Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) hợp tác phát triển công nghệ số, dẫn dắt chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và triển khai mô hình đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam nói chung.

Cùng với đó, Viet Lotus sẽ ký kết Thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng ngoại thương Vietcombank. Vietcombank sẽ là đơn vị tham gia vào chương trình thí điểm này, với vai trò người tiên phong sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khác mạnh dạn tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo mở nhằm tận dụng trí tuệ tri thức cộng đồng, tri thức xã hội để giải quyết các bài toán chuyển đổi số của chính doanh nghiệp mình.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10