Thứ sáu 15/11/2024 14:28

Nghị định số 51 "cởi trói" cho sự phát triển của sở giao dịch hàng hóa

Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 51/2018/NĐ-CP, ngày 9/4/2018 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị

Với những thay đổi mang tính bước ngoặt, văn bản này được kỳ vọng sẽ cởi trói cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa của Việt Nam.

Hạn chế về hành lang pháp lý

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Thương mại năm 2005 đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định quản lý Nhà nước đối với Sở Giao dịch hàng hóa. Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa nhằm phát triển loại hình giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Luật Thương mại 2005.

Trên cơ sở Nghị định 158 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, Bộ Công Thương đã cấp phép thành lập cho 2 Sở Giao dịch hàng hóa (Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sở Giao dịch hàng hóa Info). Bên cạnh đó cho phép Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột được hoạt động theo hình thức Sở Giao dịch hàng hóa trong vòng 1 năm. Sau thời gian thí điểm, sở giao dịch này đã xin gia hạn hoạt động.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Lộc An cũng thẳng thắn đánh giá, thời gian qua, hoạt động của các Sở Giao dịch hàng hóa nhìn chung chưa thực sự sôi động và chưa tương xứng với tiềm năng nền kinh tế nước ta. Kể từ khi đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch các hợp đồng qua các Sở Giao dịch hàng hóa là 7.991,03 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giao dịch mặt hàng cà phê.

Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam còn kém phát triển có nguyên nhân chủ yếu từ những hạn chế của hành lang pháp lý. Cụ thể, sau hơn 10 năm Nghị định 158 được ban hành đã bộc lộ những bất cập như: Quy định về điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Nghị định 158 chưa phù hợp với thực tiễn như: quy định về vốn pháp định, bằng cấp của giám đốc, tổng giám đốc, cơ sở vật chất. Chưa có quy định về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại nước ngoài. Chưa có quy định về nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Chưa có quy định cụ thể về danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp (DN) và cơ quan có thẩm quyền mỗi lần cấp phép bổ sung mặt hàng được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Về phía DN, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết, dù được thành lập từ năm 2010 nhưng do chưa được liên thông với các Sở Giao dịch hàng hóa thế giới và hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài nên hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa lớn, chưa tác động được nhiều đến thị trường hàng hóa Viêt Nam.

Tháo gỡ khó khăn cho Sở Giao dịch hàng hóa

Những thay đổi của nghị định này nhận được sự quan tâm lớn của các địa phương, DN

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã được Bộ Công Thương xây dựng, trình Chính phủ ban hành ngày 9/4/2018 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP đã không còn phù hợp. Ông Nguyễn Lộc An khẳng định, việc sửa đổi này đã đảm bảo tính kế thừa, phát huy những quy định đã đi vào ổn định và phù hợp với thực tế của các văn bản đã ban hành. Đồng thời tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia loại hình kinh doanh này.

Những thay đổi căn bản của nghị định mới này nhận được sự kỳ vọng rất lớn của DN. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh khẳng định: “Nghị định này đã có những thay đổi quan trọng mang tính bước ngoặt cho sự phát triển thị trường hàng hóa trong nước cũng như hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam”.

Cụ thể, Nghị định này cho phép các Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với những Sở Giao dịch hàng hóa thế giới cũng như thành viên các Sở Giao dịch hàng hóa thế giới sẽ giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập của các Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam nhanh hơn, theo kịp sự phát triển của thị trường thế giới. Thứ hai, thay đổi căn bản nội dung khi cho phép các Sở Giao dịch hàng hóa được niêm yết giao dịch tất cả các mặt hàng mà nhà nước không cấm và những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu cũng như những mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Với sự thay đổi này, hoạt động của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam với những công cụ chống biến động giá sẽ giúp DN thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp DN nâng cao vị thế ở thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, bình ổn thị trường.

Phương Lan - Tuấn Vũ

Tin cùng chuyên mục

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt