Thứ sáu 18/04/2025 06:22

Nghị định số 40 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương: Nhiều điểm mới

Ngày 26/2/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 40 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều điểm mới

Chức năng của Bộ Công Thương: Trải rộng 29 lĩnh vực

Thủ tướng Chính phủvừa ký ban hành Nghị định 40/2025/NĐ-CP ngày 26/2 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Về vị trí và chức năng, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nghị định 40/2025/NĐ-CP ngày 26/2 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng

Trọng trách với 42 nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn.

Cụ thể, trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, dự thảo nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Phê duyệt chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, chương trình phát triển, các dự án đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ và tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức: Tinh gọn hơn với 22 đầu mối

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương có 22 đơn vị bao gồm Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra bộ, Văn phòng bộ, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Điện lực, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Hóa chất, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương.

Trong đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bên cạnh đó, Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025; thay thế Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Xem toàn văn Nghị định tại đây!

Về điều khoản chuyển tiếp, Cơ quan Quản lý thị trường các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật hiện hành đến khi chuyển giao Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Công Thương chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương trước ngày 1/6/2025.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G