Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, từ ngày 14 đến 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nguyễn Hồng

Động lực tạo "điểm sáng" trong quan hệ Việt - Trung

Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025)?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Diễn ra chưa đầy một năm sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng của hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa chiến lược, tác động lâu dài đến sự phát triển của quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh hai nước đều đang bước vào kỷ nguyên mới, thời đại phát triển mới.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình trên cương Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và là chuyến thăm lần thứ hai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đặc biệt là diễn ra trong “Năm giao lưu nhân văn”, kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2025).

Dự kiến trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, lần lượt có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn để trao đổi về các biện pháp, phương hướng, định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực; ngoài ra đồng chí Tập Cận Bình cũng sẽ tham gia một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam rất mong đợi và kỳ vọng chuyến thăm sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp trên một số phương diện sau:

Thứ nhất, tăng cường trao đổi chiến lược cấp cao, đặc biệt là tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, qua đó làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị và phát triển đất nước, định hướng cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp.

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Dự kiến trong chuyến thăm, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực. Ảnh: Nguyên Dương

Thứ hai, xác định những phương hướng lớn, trọng tâm triển khai hợp tác trên các lĩnh vực; nâng tầm hợp tác thực chất giữa hai nước theo hướng ngày càng chất lượng, hiệu quả, bền vững; thúc đẩy tạo “điểm sáng” về hợp tác trình độ cao, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, Trung Quốc có thế mạnh như đường sắt khổ tiêu chuẩn, thương mại nông sản, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế số, kinh tế xanh... đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Dự kiến trong chuyến thăm, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực, tạo cơ sở quan trọng để triển khai hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ ba, lan tỏa hiệu ứng tích cực của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai bên; thúc đẩy triển khai tốt Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước, qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố nền tảng dân ý tốt đẹp cho quan hệ song phương.

Thứ tư, thông qua trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, thực chất, hiểu biết lẫn nhau, đặt mình vào vị trí của nhau để cùng xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển theo nhận thức chung cấp cao, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến đà phát triển lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Chỉ còn ít ngày nữa chuyến thăm sẽ diễn ra. Tôi tin tưởng rằng, với sự coi trọng cao độ và phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của hai bên, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, trở thành mốc son mới trong quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Chú trọng hợp tác khoa học, công nghệ Việt Nam

- Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về tiềm năng, ý nghĩa của hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Đặc biệt là với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Sau hơn 45 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ chỗ là một nước đi sau, đến nay đã trở thành một cường quốc khoa học công nghệ, với vị trí thứ 3 thế giới về đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) và dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế.

Đặc biệt gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp công bố nhiều thành tựu công nghệ nổi bật trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, robot tự động, chip bán dẫn, công nghệ vũ trụ... khiến thế giới phải thán phục. Có thể nói, chỉ trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã đi được chặng đường nhiều quốc gia khác phải mất hơn 2 thế kỷ.

Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và đặc biệt coi trọng vai trò mang tính quyết định của khoa học công nghệ đối với sự phát triển bền vững của đất nước, những năm gần đây đã ban hành nhiều văn kiện chính trị quan trọng thể hiện tinh thần này, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Để góp phần thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn phát triển chiến lược đã đề ra, Việt Nam mong muốn phát huy những lợi thế hiện có về nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng nâng cao, cơ chế chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, thị trường giàu tiềm năng về đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) để tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ cao, công nghệ then chốt.

Thành công của Trung Quốc đã tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các lực lượng tiến bộ thế giới, mang lại cơ hội phát triển mới cho quá trình hiện đại hóa của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tiềm năng, không gian hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là hết sức to lớn.Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc, trong đó mong muốn Trung Quốc tăng cường hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về vốn trong lĩnh vực này để tạo nền tảng vững chắc khi Việt Nam và Trung Quốc đều bước vào kỷ nguyên mới, thời đại mới phát triển phồn vinh, thịnh vượng của hai dân tộc.

- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn!.

Dự kiến trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực, tạo cơ sở quan trọng để triển khai hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao (5G, AI, IoT, bán dẫn), phát triển xanh và chuyển giao công nghệ...
Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu

Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu '6 hơn'

Trên cơ sở khởi điểm lịch sử mới, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam kiên định gìn giữ tình hữu nghị ban đầu, tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “6 hơn”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Yêu cầu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung chứng kiến trưng bày loạt văn kiện hợp tác giữa hai nước

Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung chứng kiến trưng bày loạt văn kiện hợp tác giữa hai nước

Chiều 14/4, sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra trước 15/4

Trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra trước 15/4

Tổng Thanh tra Chính phủ được giao thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình Quốc hội chậm nhất là ngày 15/4/2025.
Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới từ 1/7

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới từ 1/7

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.
Thanh niên Việt - Trung: Chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp trong thời đại số

Thanh niên Việt - Trung: Chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp trong thời đại số

Chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần này là một cơ hội lịch sử giúp thanh niên hai nước chia sẻ và hợp tác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình: Sẵn sàng tăng cường hợp tác cùng Việt Nam với tiêu chuẩn cao hơn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình: Sẵn sàng tăng cường hợp tác cùng Việt Nam với tiêu chuẩn cao hơn

Ngay khi vừa đến Hà Nội trong chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thông điệp với Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón đồng chí Tập Cận Bình với nghi thức cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón đồng chí Tập Cận Bình với nghi thức cao nhất

Chiều 14/4 diễn ra lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất.
Thủ tướng đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn COMAC và Vietjet Air

Thủ tướng đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn COMAC và Vietjet Air

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.
Tổng Bí thư: Cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy đang diễn ra khẩn trương, quyết liệt

Tổng Bí thư: Cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy đang diễn ra khẩn trương, quyết liệt

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các địa phương phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp tỉnh, kể cả những tỉnh không thực hiện sáp nhập.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Xử lý dứt điểm, thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm

Xử lý dứt điểm, thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm

Các bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp thiết thực nhằm xử lý dứt điểm, trả lời thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Hoan nghênh Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều hàng hóa chất lượng cao

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Hoan nghênh Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều hàng hóa chất lượng cao

Đó là một trong những nội dung được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập trong bài viết đăng trên Báo Nhân Dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thương mại Việt - Trung tăng trưởng bứt phá hơn 6.400 lần, xác lập đỉnh cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thương mại Việt - Trung tăng trưởng bứt phá hơn 6.400 lần, xác lập đỉnh cao mới

Đó là một trong những nội dung trong bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân (tại Điều 32 dự thảo Luật).
Tinh gọn bộ máy: Cử tri, nhân dân đồng tình, ủng hộ

Tinh gọn bộ máy: Cử tri, nhân dân đồng tình, ủng hộ

Cử tri và nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ đạo triển khai quyết liệt.
Chủ tịch Quốc hội: Có thể phải làm đêm để xem xét sắp xếp cấp xã

Chủ tịch Quốc hội: Có thể phải làm đêm để xem xét sắp xếp cấp xã

Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên họp 44 giải quyết khối lượng công việc lớn, có thể có những buổi làm đêm nếu Chính phủ trình kịp sắp xếp cấp xã của một số tỉnh.
Đơn vị hành chính cấp huyện kết thúc hoạt động từ 1/7/2025

Đơn vị hành chính cấp huyện kết thúc hoạt động từ 1/7/2025

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trên toàn quốc từ ngày 1/7/2025.
Danh sách các tỉnh sáp nhập và trung tâm hành chính

Danh sách các tỉnh sáp nhập và trung tâm hành chính

Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 11 địa phương giữ nguyên.
Trung ương thống nhất sắp xếp 35 tổ chức về Mặt trận Tổ quốc

Trung ương thống nhất sắp xếp 35 tổ chức về Mặt trận Tổ quốc

Trung ương thống nhất đưa 5 tổ chức chính trị - xã hội và 30 hội quần chúng về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tinh gọn bộ máy.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về sửa Hiến pháp, tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về sửa Hiến pháp, tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...
Tháo rào cản pháp lý, mở đường cho kinh tế tư nhân

Tháo rào cản pháp lý, mở đường cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động