Thứ sáu 08/11/2024 12:31

Nghị định 45/2019/NĐ - CP: Đưa kinh doanh du lịch vào nền nếp

Thời gian qua, do sự tăng trưởng "nóng" trong lĩnh vực du lịch đã để xảy ra nhiều vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia cũng như lợi ích của khách du lịch.
Để chấn chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2019/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt nặng như: Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 6 tháng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch…

Hoạt động du lịch sẽ đi vào nền nếp sau khi Nghị định có hiệu lực

Đánh giá về Nghị định 45, hầu hết các doanh nghiệp (DN) lữ hành đều cho rằng, đây là những quy định tích cực, đưa hoạt động du lịch vào nền nếp. Ông Trần Việt Long - Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt - cho hay, tất cả những nghị định trước còn chung chung, mập mờ thì các quy định tại Nghị định 45, mọi thứ đã rất cụ thể, rõ ràng.

Tuy vậy, nhiều DN vẫn còn băn khoăn với một số điều khoản trong Nghị định 45 như: Vấn đề xử phạt khi khách du lịch Việt Nam bỏ trốn tại nước ngoài; không kịp thời báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch; không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch, việc xử phạt đối với những sai phạm của hướng dẫn viên… Theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó giám đốc Công ty Du lịch TransViet, quy định DN lữ hành phải khuyến cáo an toàn cho du khách, hướng dẫn viên phải hướng dẫn chuẩn như thế nào là đủ? Do đó, quy định cần cụ thể hơn để không xảy ra tình trạng đối phó, lách luật từ tổ chức, cá nhân. "Xử phạt chỉ là mang tính răn đe, là biện pháp thực hiện cuối cùng, quan trọng là ý thức tuân thủ pháp luật, mang tính thực chất, đưa lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của DN, tổ chức" - ông Đạt nhấn mạnh.

Du lịch hiện đang đóng góp vào GDP gần 7,6%, so với ngành kinh tế khác, ngành du lịch đứng ở vị trí thứ 4. Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam - cho rằng, du lịch hiện được coi là ngành kinh tế thực sự quan trọng, bao gồm nhiều mảng, bộ phận, trong đó lữ hành là lực lượng tiên phong, khai phá thị trường, tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Nhưng cái khó của lữ hành là hoạt động dịch vụ trực tiếp, liên quan đến nhiều quy định của pháp luật, vì thế cần phải nắm được luật, hiểu được đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng thực tế, có không ít DN lơ là, bỏ qua những quy định liên quan đến lợi ích của mình.

Vì vậy, đánh giá về Nghị định 45, ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam cũng cho hay, nghị định gồm những vấn đề, nội dung rất sát sườn đối với các DN lữ hành Việt Nam. Tuy nhiên, có thể sẽ lại giống như Luật Du lịch, nhiều DN không tìm hiểu kỹ, đến khi bị xử phạt mới bắt đầu kêu cứu… Vì vậy, "các DN cần phải chủ động trong vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu Luật cũng như Nghị định và nghiêm túc thực hiện nếu không muốn thường xuyên bị phạt, thậm chí là tước giấy phép kinh doanh"- ông Bình nhấn mạnh.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam: Có những quy định bắt buộc thực hiện, tuân thủ nhưng cũng sẽ có những quy định không hợp lý tại Nghị định 45. Do đó, DN cần kiến nghị, nếu hợp lý, hiệp hội sẽ đề nghị thay đổi, chỉnh sửa để góp phần khống chế các hoạt động phi pháp, tạo thuận lợi cho DN làm ăn chân chính phát triển lành mạnh.
Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch