Thứ hai 23/12/2024 07:32

Nghệ An: Xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,02%

9 tháng năm 2022, xuất khẩu hàng hóa Nghệ An đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhiều nhóm hàng chủ lực có tốc độ tăng trưởng cao.

Trong 9 tháng năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu Nghệ An, 9 tháng dự ước đạt 2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ, đạt 84,19% chỉ tiêu kế hoạch năm. Trong đó, nhiều nhóm hàng chủ lực có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu đà này được giữ vững trong những tháng còn lại, thì mục tiêu 2,35 tỷ USD cho cả năm 2022 hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể tăng cao hơn…

9 tháng năm 2022, xuất khẩu hàng hóa Nghệ An đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Sở Công Thương Nghệ An, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 1949,8 triệu USD, tăng 12,62% so với cùng kỳ 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1683,8 triệu USD, tăng 13,02% cùng kỳ, đạt 84,19% kế hoạch.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2022 ước đạt 985,03 triệu USD tăng 36,4% so với cùng kỳ.

Tính chung trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu hàng hoá của Nghệ An đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ, đạt 84,19% chỉ tiêu kế hoạch năm.

Số liệu của Sở Công Thương Nghệ An cho thấy, trong các nhóm hàng xuất khẩu chính, Kim ngạch linh kiện điện tử đạt 335,2 triệu USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của toàn tỉnh. Mặt hàng có sự tham gia xuất khẩu của 7 doanh nghiệp.

Có thể nhận thấy, hàng hóa xuất khẩu khá phong phú, đa dạng với hơn 50 mặt hàng/nhóm mặt hàng. Các mặt hàng có kim ngạch 9 tháng đầu năm tăng trưởng khá bao gồm: Linh kiện điện tử, dệt may, dăm gỗ, bột đá, dây điện và cáp điện,... góp phần đáng kể vào sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh này.

Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba với 331,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có sự tham gia xuất khẩu khá sôi động của 33 doanh nghiệp, xuất khẩu hàng sang hơn 20 thị trường trên thế giới.

Cũng là một trong những mặt hàng có kim ngạch lớn của tỉnh với 187 triệu USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm trước, dăm gỗ góp phần đáng kể vào sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương này.

Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt khá như, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen 230 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt 167 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Luxshare ICT (Nghệ An) 143 triệu USD; Công ty TNHH Merry & Luxshare Việt Nam 120 triệu USD; Công ty cổ phần May Minh Anh Đô Lương 80 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Kido Vinh 52 triệu USD...

Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba với 331,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Nghệ An, kết quả đó là sự nỗ lực vượt khó của hơn 300 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trên địa bàn trong việc duy trì bạn hàng truyền thống, tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng thị trường, khai thác nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An ông Phạm Văn Hoá nhận định: Hoạt động xuất nhập khẩu Nghệ An dự kiến sẽ sôi động hơn vào những tháng cuối năm, và đạt nhiều kết quả khả quan, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2022.

Cùng với đó, Sở nắm bắt thường xuyên, liên tục về tình hình xuất nhập khẩu và khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; tham mưu có hiệu quả chương trình làm việc với một số doanh nghiệp nhằm nắm bắt thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Phấn đấu đưa thêm một số sản phẩm của Nghệ An xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Nghiên cứu nhu cầu thị trường để tham mưu sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường trên thế giới.

Vừa qua, Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các nước và khu vực trên thế giới. Ở Nghệ An, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp FDI liên quan đến dệt may, linh kiện điện tử,... được điều chỉnh mở rộng quy mô và cấp phép mới. Doanh nghiệp địa phương ngày càng trưởng thành, nhạy bén và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Cùng với đó là sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành liên quan trong việc tạo dựng nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, cải thiện hạ tầng logistics...ông Phạm Văn Hoá cho biết thêm.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)