Thứ sáu 29/11/2024 17:33

Nghệ An: Sức mua tăng gần 30% dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Theo đánh giá của Sở Công Thương Nghệ An, dịp Tết Nguyên đán năm nay sức mua tăng khoảng gần 30%, các mặt hàng khá đa dạng với nhiều loại đặc sản của khắp các vùng miền trong cả nước.

Tại các siêu thị như Big C, WinMart, MM Megamarket, Maximark (Nghệ An)… hay tại các quầy hàng ngoài chợ truyền thống, hàng hóa Tết rất đa dạng với tất cả đặc sản vùng miền và hàng hoá nhập khẩu. Một số doanh nghiệp phân phối trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện đăng ký các điểm mở cửa bán các mặt hàng thiết thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.

Hàng hóa đa dạng vùng miền dịp Tết Nguyên đán

Theo ông Trần An Khang, Giám đốc siêu thị BigC Vinh, trong dịp Tết, hệ thống siêu thị BigC đã đưa ra thị trường các sản phẩm đặc sản vùng miền như miến, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương của các tỉnh phía Bắc; thịt trâu, bò gác bếp của Nghệ An, hay các các sản phẩm bánh mứt kẹo, trà từ vùng Nam bộ và Tây Nguyên... “Nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm, BigC liên kết với các doanh nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An để các sản phẩm đủ điều kiện chặt chẽ về an toàn thực phẩm...”, ông Khang nói.

Ông Khang cũng cho biết thêm, năm nay người dân mua nhiều vào dịp sau Tết ông Công ông Táo. Nhu cầu mua sắm Tết năm nay tương đương năm ngoái. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì trước đó thị trường khá chậm. Người dân sắm Tết ngày càng thiết thực hơn, tập trung vào nhóm hàng thiết yếu, ít cầu kỳ. Sức mua dịp Tết năm nay tăng gần 15% so với năm trước.

Còn theo Giám đốc phụ trách siêu thị MM Mega Market (Nghệ An) - ông Nguyễn Công Việt, để phục vụ Tết Nhâm Dần 2022, tại hệ thống siêu thị MM Mega Market đã hội tụ đặc sản 3 miền Bắc - Trung - Nam. Siêu thị MM Mega Market ghi nhận sức mua đã tăng hơn 21% trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, sức mua đối với khách hàng sỉ là công ty, đại lý và khách lẻ đều tăng khá. "Chúng tôi tăng nguồn cung, đặc biệt sản phẩm ở phân khúc bình dân, đồng thời duy trì mức giá tốt, khuyến mãi", đại diện đơn vị này chia sẻ và cho biết, sức mua nhiều nhóm hàng đã tăng mạnh so với bình thường, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm, bánh kẹo. Đơn vị đã tập trung tăng nguồn cung thực phẩm tươi sống và các chương trình khuyến mãi vào thời điểm mua sắm giáp Tết.

Theo Sở Công Thương Nghệ An, sức mua hàng hóa dịp Tết tăng khoảng 30% so với các tháng khác, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 7.000 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

Ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho biết, Nhờ sự chủ động nắm rõ thị trường, có kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa hợp lý và kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường trong các dịp cao điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá hoặc tồn đọng hàng hóa sau Tết Nguyên đán và đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Mặc dù sức mua hàng hóa của người dân giảm do ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng hàng hóa phục vụ Tết năm nay nhìn chung tỉnh Nghệ An chuẩn bị dồi dào, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả hầu hết các mặt hàng tương đối ổn định, một số mặt hàng có nhu cầu tăng cao vào những ngày giáp Tết như hoa quả, cây cảnh....

Cũng theo Sở Công Thương Nghệ An, sức mua hàng hoá dịp Tết tăng khoảng 30% so với các tháng khác, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 7.000 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tuy nhiên sau Tết, nhiều cơ sở sản xuất, tiểu thương nghỉ Tết nên nguồn cung hạn chế hơn, do đó, giá cả tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết. Đặc biệt, mặt hàng thờ cúng, lễ đầu năm như hoa, quả, cau trầu tăng cao, cau 20.000- 30.000 đồng/quả, hoa cúc 10.000 đồng/bông... mặt hàng rau xanh cũng tăng giá nhẹ.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử