Thứ sáu 08/11/2024 07:25

Nghệ An: Nhà máy Bản Vẽ chủ động đảm bảo an toàn mùa mưa lũ

Khu vực Miền Trung đã bắt đầu bước vào mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng hạ du là yêu cầu cấp thiết đối với quản lý vận hành nhà máy. Công ty thủy điện Bản Vẽ là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Bản Vẽ trên sông Nậm Nơn - xã Yên Na huyện Tương Dương – Nghệ An đã chủ động kiểm soát, thực hiện ngay các biện pháp hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn vùng hạ du, công trình của nhà máy.

Trước mùa mưa bão năm nay, bằng những việc làm cụ thể như thường xuyên tuyên truyền về công tác phối hợp với địa phương trong hoạt động vận hành cắt, giảm lũ trong mùa lũ. Làm tốt việc điều tiết nước chống hạn, phục vụ cho tưới tiêu cho vùng hạ du nhà máy, cũng như cảnh báo và cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân vùng hạ du khi sản xuất, đi lại tại các khu vực sông, suối hạ du của nhà máy. Cùng với đó, về phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du trước mùa mưa bão hàng năm, nhà máy đã tập trung đã phân tích, làm rõ về hiệu lệnh thông báo xả lũ tại đập tràn, các vị trí đặt hệ thống trạm cảnh báo bằng loa, các tình huống cơ bản và giải pháp xử lý để phòng, tránh lũ, giới thiệu các vị trí giúp người dân phòng lánh nạn và bảo vệ tài sản khi có tình huống ngập lụt xảy ra.

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ thuộc Công ty thủy điện Bản Vẽ quản lý - là nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, được xây dựng trên sông Nậm Nơn, xã Yên Na huyện Tương Dương

Theo ông Tạ Hữu Hùng - Giám đốc công ty Thuỷ điện Bản Vẽ - Nhà máy thuỷ điện Bản vẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý các khiếm khuyết thiết bị nhà máy, xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đó là: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nguồn điện cấp cho các thiết bị phòng lũ luôn được dự phòng và sẵn sàng ở nhiều cấp độ. Các thông số quan trắc của nhà máy nằm trong phạm vi cho phép, công trình đảm bảo an toàn để ứng phó thiên tai trong mọi tình huống.

Hàng năm, người lao động được trang bị những kỹ năng xử lý các tình huống bất trắc khi có lũ xảy ra thông qua việc thực hiện diễn tập phương án ứng phó thiên tai. Nhân lực thực hiện công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tại chỗ được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ để xử lý kịp thời hư hỏng hoặc sự cố có thể gây nguy hại cho công trình. Ngay từ đầu mùa mưa bão, nhân viên trực vận hành bám sát quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả và điều tiết hồ chứa thủy điện Bản Vẽ. Hàng ngày, nhà máy thực hiện lập bản tin thủy văn dự báo lũ về hồ, quan trắc các thông số liên quan đến vận hành hồ chứa và truyền online về Cục Quản lý tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Cũng theo Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ trong đợt áp thấp nhiệt đới từ ngày 23- 26/7 vừa qua, trên lưu vực thủy điện Bản Vẽ mưa rất to. Lúc 8 giờ ngày 24/7, lũ đạt đỉnh với lưu lượng lũ lớn nhất là 2400 m3/s. Thời điểm xảy ra lũ, mực nước hồ đang rất thấp nên hồ không phải điều tiết lũ qua tràn xả lũ mà chỉ xả nước qua tổ máy phát điện. Tính chung cả trận lũ vưa qua, tổng lượng lũ về hồ là 323 triệu m3, tổng lượng nước xả xuống hạ du qua tổ máy phát điện là 31,7 triệu m3. Khi xảy ra lũ, mực nước hồ Bản Vẽ đang ở cao trình 168,0 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 32 m, vì vậy phần lớn lượng lũ được giữ lại trong hồ, lượng nước xả qua công trình chỉ là lượng nước qua tổ máy phát điện, tỉ lệ cắt giảm lũ cho hạ du đạt đến 90%. Đây là trận lũ lớn, cường suất lũ lên nhanh, lũ xảy ra đồng bộ trên toàn lưu vực sông Cả nên việc hồ chứa thủy điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ đến 90% lượng lũ về hồ đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Có thể thấy nhà máy thủy điện Bản Vẽ đã phát huy vai trò cắt giảm và phòng chống lũ rất tốt.

Mùa mưa bão năm 2021 mới bắt đầu, vì thế trong thời gian tới, Bản Vẽ không chủ quan lơ là, luôn chuẩn bị chu đáo về mọi mặt sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể gây nguy hại cho vùng hạ du và công trình thủy điện Bản Vẽ trong mùa mưa bão sắp tới.

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ thuộc Công ty thủy điện Bản Vẽ quản lý - là nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, được xây dựng trên sông Nậm Nơn, xã Yên Na huyện Tương Dương, với chiều cao đập 135m, mực nước dâng bình thường 200m, dung tích phòng lũ là 320 triệu m3. Đây là công trình thủy điện đa mục tiêu, không chỉ cung cấp điện với chi phí thấp, an toàn, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ còn có vai trò kiểm soát, cắt giảm lũ, chống hạn, cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ du.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG