Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tận dụng đất vườn rộng và lợi thế nhà gần núi, nhiều hộ dân miền núi ở Nghệ An đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thăng trầm nghề nuôi ong du mục Về nơi nuôi ong lấy mật

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới, tuy nhiên với sự tìm tòi, sáng tạo, người dân nhiều huyện miền núi Nghệ An đã nghĩ ra những cách làm độc đáo, khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương đem lại nguồn thu nhập cao với chi phí đầu tư không lớn.

Xóa nghèo nhờ nuôi ong dựa vào thiên nhiên

Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có từ lâu đời, ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ đã thuần hóa được loại ong rừng và nuôi ở vườn của mình, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Từ năm 2020, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân trong xã Nghĩa Hội đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 14 thành viên.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 71.000 đàn ong và tập trung nuôi ở các huyện miền núi phía Tây.

Cũng từ lúc đó, nghề nuôi ong ở Nghĩa Hội phát triển mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên đăng ký tham gia, nay đã có trên 65 hộ tham gia, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 900 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội. Đây là giống ong dễ nuôi, dễ chăm sóc, khả năng thích nghi cao với ngoại cảnh, ít bị bệnh và cho chất lượng mật ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với ong ngoại. Vì vậy sản phẩm mật ong nội nuôi ở xã Nghĩa Hội cũng không hề thua kém mật ong lấy từ rừng tự nhiên nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán ổn định.

Bà Phan Thị Vinh - tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: Thời điểm thu mật ong rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 bởi đây là khoảng thời gian thời tiết thuận lợi ấm áp, nguồn mật hoa phong phú. Hiện tại, tổ hợp tác có khoảng 400 đàn ong, trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 2.000-2.800 lít mật ong. Trong đó, hộ ít thì 20-30 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là trên 100 đàn.

Cũng theo bà Vinh “Mật ong trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, thơm ngon sánh mịn, vàng óng tạo nên một sản phẩm mật ong nội không lẫn vào đâu được. Đây là sự độc đáo để xã hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP vào thời gian tới…”.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhiều hộ dân tại vùng huyện miền núi (Nghệ An) đang ổn định kinh tế nhờ nuôi ong lấy mật.

Cơ duyên đến với nghề nuôi ong của anh Nguyễn Trung Cường xóm Hòa Bình Sơn, xã Nghĩa Hội bắt đầu từ năm 3,4 năm trước, ban đầu chỉ với số lượng ít, sau đó nhận thấy khu vực nơi anh ở có nhiều nguồn hoa dồi dào, thích hợp để nuôi ong nên mỗi năm anh Cường nghiên cứu tạo ong chúa để tách đàn, mở rộng quy mô. Anh chia sẻ: “Nghề nuôi ong chi phí bỏ ra ban đầu thấp, không cần đầu tư vốn nhiều mà chỉ cần nắm vững kỹ thuật, tập tính con ong để chăm sóc, quản lý, nhất là việc chia tách đàn mỗi khi đàn ong quá đông…”.

Hiện tại gia đình anh nuôi khoảng 110 đàn. Anh Cường cho biết thời điểm thu mật ong rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 bởi đây là khoảng thời gian thời tiết thuận lợi ấm áp, nguồn mật hoa phong phú. Trung bình mỗi đàn ong cho thu hoạch 7 lít mật/năm. Tính ra mỗi năm anh thu được khoảng 770 lít mật. Ngoài ra hàng năm cứ đến gần cuối năm và đầu năm kế tiếp anh còn bán ong giống, mỗi đàn giống bán với giá từ 700 trăm nghìn đến 1,2 triệu đồng/đàn. Khi bán giống cho các hộ nuôi, anh hướng dẫn tận tình cách chăm sóc, kỹ thuật nuôi ong để mang lại hiệu quả cao. Với giá bán từ 300-400 nghìn đồng/ lít mật ong cộng thêm nguồn thu từ bán ong giống từ 50-70 triệu/năm. Tổng thu nhập của anh từ 280-370 triệu đồng. Sau khi trừ đi mọi chi phí, anh còn lãi 140-180 triệu đồng/năm.

Là một hộ nuôi ong lâu năm và có tổng trên 100 đàn ong, ông Nguyễn Văn Thạch xóm Đồng Trường, xã Nghĩa Hội cho hay: Để nuôi ong mật cho hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chú trọng đến kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, chọn địa điểm, tạo chúa….cho đến thu hoạch mật. Đặc biệt vào mùa khan thức ăn, cần di chuyển ong đến nơi có nguồn mật hoa kết hợp cho ăn bổ sung để bảo tồn duy trì đàn ong và ong chúa. Đồng thời chú ý các biện pháp phòng trừ các côn trùng hại ong như sâu ăn sáp, kiến, ong rừng… Hàng năm ông thu hoạch được khoảng 700 lít mật, cho tổng thu nhập 210-280 triệu đồng.

Hướng đi mới giảm nghèo bền vững

Trước đây, cuộc sống của nhiều hộ dân tại vùng miền núi Yên Hợp, Quỳ Hợp khá khó khăn do đất vùng miền núi khô cằn, xung quanh lại bao bọc bởi rừng núi bao la…Tận dụng nguồn hoa rừng tự nhiên quanh năm, xã Yên Hợp, hiện đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 13 hộ thành viên, với trên 100 đàn. Nghề nuôi ong nội - Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong lấy mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác.

Một ngày đầu tháng 3, theo chân ông Dương Khánh Tân, thành viên Tổ hợp tác nuôi ong mật xã miền núi Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp - người có kinh nghiệm lâu năm trong việc dụ ong rừng về nuôi trong vườn nhà để lấy mật, vừa làm thú vui tuổi già, vừa cải thiện kinh tế gia đình, góp sức giữ rừng và bảo vệ loài ong.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Vào thời điểm khoảng tháng 3, trăm hoa đua nở, thức ăn cho ong dồi dào nên khoảng 7-10 ngày thì cho thu hoạch một lứa mật.

Trong khu vườn ven rừng, vừa lấy mật ông Tân vừa cho chúng tôi biết: Người dân ở đây khấm khá lên là nhờ nghề nuôi ong nội trong vườn nhà. Họ giữ gìn nghề nuôi ong và truyền cho nhau kinh nghiệm. Đến mùa hoa, các đàn ong tìm vào thùng nuôi để làm tổ đẻ trứng, trữ mật.

"Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong… So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”, ông Tân cho biết thêm.

Cũng theo ông Tân, việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Vì vậy, mật ong Yên Hợp gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách, hoặc Hợp Tác Xã đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách…”, ông Tân nói.

Nói về những dự định sắp tới của mình, ông Tân cho biết sắp tới nếu chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, ông sẽ tham gia để giới thiệu, quảng bá nhiều hơn để sản phẩm mật ong quê hương được nhiều người biết đến, giúp phát triển kinh tế cho bản thân và các hộ nuôi ong.

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Yên Hợp. Qua đó, cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 3,2% so với năm 2021.

Ông Chu Ngọc Tân – Phó chủ tịch xã Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp) cho biết: Những năm qua, nghề nuôi ong nội lấy mật tại xã phát triển khá mạnh với quy mô nông hộ. Một số hộ đã tự học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để đầu tư, mở rộng quy mô đàn ong. Ngoài ra để phát triển nghề nuôi ong theo hướng quy mô, ổn định người nuôi ong phải thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAHP, OCOP.

Cũng theo ông Chu Ngọc Tân, để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn. Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Yên Hợp phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành cấp tỉnh. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong cho bà con.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Xem thêm