Hội thảo "Nữ doanh nhân- khát vọng toàn cầu, nâng tầm cao mới" thu hút đông đảo đại biểu tham gia |
Chương trình quy tụ các diễn giả hàng đầu cùng chia sẻ về việc vai trò và sự định vị của doanh nhân nữ trước thách thức hội nhập toàn cầu và cơ hội giao thương quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với sự lên ngôi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ doanh nhân, trong đó có doanh nhân nữ phải là người tiên phong, làm vai trò dẫn dắt nền kinh tế xã hội; mạnh dạn tiếp cận công nghệ, trào lưu mới để thổi luồng sinh khí vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để theo kịp xu hướng toàn cầu hoá, các doanh nhân phải không ngừng phát huy, đổi mới. sáng tạo và gia tăng sự kết nối, đặc biệt là các doanh nhân nữ nói chung và ở các địa phương nói riêng.
Chia sẻ về công tác của doanh nhân nữ tại Nghệ An, đại diện địa phương cho biết, trong năm 2018 Nghệ An, thành lập 1.880 doanh nghiệp, trong đó Doanh nghiệp nữ chiếm 30%, mới được thành lập từ 2018, lực lượng doanh nhân nữ trên địa bàn Nghệ An là rất lớn.
Thời gian qua VCCI Nghệ An đã có những chương trình, hoạt động cụ thể, thiết thực hơn.Tỉnh Nghệ An cũng đã đưa ra nhiều hoạt động hỗ trợ về pháp lý, gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động.
Sản phẩm của doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ |
Bên cạnh đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua cải cách hành chính, hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến…Đào tạo đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ban hành nhiều chương trình, tỉnhNghệ An dành kinh phí hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ danh nghiệp tư nhân. Trong 6 năm vừa qua, Sở Kế hoạch đầu tư đà tạo 85 lớp đào tạo với hàng trăm. 51 khóa quản trị doanh nghiệp, các lớp chuyên sâu đào tạo giám đốc doanh nghiệp… đó là cơ hội để các doanh nghiệp trên địa bàn cập nhật kiến thức.
Các chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện đến sự tồn tại và phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đội ngũ doanh nhân nữ ngày càng lớn mạnh. Nhiều doanh nhân nữ đã từng bước nâng cao uy tín, quy mô, chất lượng thương hiệu sản phẩm. Bước đầu cạnh tranh với một số sản Phẩm, dịch vụ, hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trên trường quốc tế.
Các đại biểu giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo |
Chia sẻ tại hội thảo bà Trần Khánh Toàn - Giám đốc công ty hữu hạn Toàn Thắng - Chủ tịch hội Doanh nghiệp nữ Nghệ An cho biết: Điều quan trọng để đưa doanh nghiệp đến với toàn cầu hóa chính là giữ được bản sắc, cái hồn của sản phẩm, chỉ cần nghe thương hiệu cũng biết chúng đến từ Việt Nam. Muốn vậy, ngoài việc chú trọng đầu tư, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế, cần có sự kết nối giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài.
Chị Tần Thị Shu - Giám đốc công ty TNHH du lịch Sapa chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình |
Ông Phí Trọng Đức - Giám đốc VCCI chi nhánh Nghệ An chia sẻ: Ngoài những thuận lợi và cơ hội thì nữ doanh nhân phải đối mặt với không ít khó khăn, phụ nữ luôn phải bị áp lực về định kiến xã hội, vừa chăm lo công việc kinh doanh vừa phải chăm sóc gia đình. Những hoạt động này chiếm thời gian đáng kể của nữ doanh nhân, làm hạn chế thời gian cho xây dựng quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh cũng như phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nữ làm chủ cần có chiến lược để vươn ra toàn cầu chính là vượt qua rào cản về ngôn ngữ, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, bán hàng, đặc biệt phải tận dụng được các thành tựu của công nghệ 4.0. Thêm vào đó, yếu tố quan trọng nữa chính là sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía Chính phủ để doanh nghiệp bay cao, bay xa hơn.