Thứ năm 28/11/2024 06:29

Nghệ An: Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát đã gây khó khăn cực lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghệ An. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ về vốn từ các đợt dịch trước, doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được.

Theo các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng dù đã có sự thông thoáng hơn nhưng nhìn từ thực tế, vẫn không hề đơn giản. Đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ vì thiếu tài sản thế chấp.

Chưa kịp khắc phục hậu quả từ 3 đợt dịch trước, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 với nhiều diễn biến khó lường đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể trụ vững. Với Công ty TNHH Thương mại Thành Đạt ở xã Diễn Cát (huyện Diễn châu) - DN chuyên may gia công xuất khẩu, để tái sản xuất trở lại cũng không hề đơn giản khi công ty không nhận được sự ưu đãi nào từ các gói chính sách.

Nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ

Anh Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thành Đạt - cho biết, trong thời điểm khó khăn như hiện nay, mong muốn ngân hàng đánh giá đúng thực lực của DN, đúng nhu cầu cần của DN để hỗ trợ giúp DN vượt qua thời điểm khó khăn do dịch bệnh. Là một DN gia công may xuất khẩu, chủ yếu gia công đi thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng do ảnh hưởng dịch, nhân công không đủ, thiếu vốn quay vòng, khó tìm được bạn hàng xuất khẩu... năm vừa rồi công ty của anh Thành đã phải đóng cửa một xưởng may, hiện chỉ duy trì được một xưởng với trên dưới 100 lao động.

Anh Thành nói, "Tôi rất nhiều lần nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về các khoản ưu đãi vay cho DN gặp khó do dịch Covid-19, nhưng khi trực tiếp lên tìm hiểu ở một số ngân hàng thương mại như Vietinbank Nghệ An, hay Vietcombank... đều nhận được những cái lắc đầu và hứa hẹn khi nào có gói ưu đãi sẽ gọi tên DN….". Hiện, DN đang có gói vay của ngân hàng nhưng chỉ được ưu đãi về lãi suất trong vòng 6 tháng đầu còn thời gian sau đó lãi suất bắt đầu thả nổi.

"Tại xã Diễn Cát (huyện Diễn Châu), trong năm vừa qua phải có từ 4-5 DN có dây chuyền gia công may mặc phá sản do gặp khó vì dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng hoá, và khi cần hỗ trợ không tìm được gói vay ưu đãi nào, nên đành tuyên bố phá sản…", anh Thành cho biết thêm.

Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN về triển khai các DN bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, tuy nhiên điều kiện đưa ra để hưởng hỗ trợ đều cao hơn đáp ứng của DN. Việc vay vốn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo không phải DN nào cũng đáp ứng được.

Ông Nguyễn Nam Trung, Giám đốc Công ty CP Xây dựng TP. Vinh (Nghệ An) cho biết, trước đây DN của ông có làm hồ sơ vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đối với các khoản vay mới DN vẫn được hỗ trợ từ ngân hàng, nhưng cả lãi suất và điều kiện vay đều không thay đổi. Dự án và đất 50 năm tiếp cận nguồn vốn cực kỳ khó khăn đối với các DN cần vay vốn. Bên cạnh đó, lãi suất có biên độ hạ từ đầu năm nhưng đến giữa năm lại tăng theo biên độ, gây khó khăn cho DN rất nhiều. Ông Trung cho rằng, có nhiều DN nằm trong tình trạng tương tự, do vậy họ cũng rất mong muốn từ Chính phủ và các bộ, ngành có giải pháp để phần nào tháo gỡ khó khăn.

Trên thực tế đó, để hỗ trợ DN vượt qua đại dịch, Thông tư 01 cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được cơ cấu nợ, giãn hoặc giảm lãi suất cho vay với các DN. Dù vậy, quá trình thực hiện cho các DN tiếp cận vốn vay của ngành ngân hàng cũng gặp phải một số vướng mắc bởi nhiều DN không chứng minh được thiệt hại, không có tài sản thế chấp hoặc không đưa ra được báo cáo tài chính minh bạch…

Thông tư 01 đã có tác động nhất định đối với DN và không được như kỳ vọng, bởi các DN ảnh hưởng lớn của dịch bệnh thường nằm vào đối tượng giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí mất thanh khoản, trong khi các ngân hàng cũng luôn đứng trước áp lực nợ xấu nên cũng dè dặt không dám hạ chuẩn tín dụng, chưa kể trong điều kiện huy động lãi suất hiện nay các ngân hàng khó giảm lãi suất sâu hơn.

Ngân hàng và doanh nghiệp đều đang ngóng Thông tư 01 được sửa đổi để tránh nợ xấu.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Giám đốc VietinBank Nghệ An - chia sẻ, hầu hết các NHTM vừa phải hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn vừa cứu mình bởi ngân hàng cũng là DN vì thế các DN khi tiếp cận vốn mà không biết mình bị thiệt hại gì thì làm sao ngân hàng chứng minh được. Cũng theo ông Thắng, VietinBank Nghệ An sẵn sàng chia sẻ khó khăn với DN. Dù vậy, để dòng vốn tới DN thuận lợi, ông Thắng nhấn mạnh muốn tiếp cận được nguồn vay thì DN phải chứng minh ảnh hưởng bị thiệt hại để phía ngân hàng xem xét hỗ trợ. "Đối với VietinBank Nghệ An, hiện không có khoản vay nào là hỗ trợ từ phía Chính phủ, chỉ khi các DN vay vốn đáp ứng đủ các yêu cầu của ngân hàng, lúc đó ngân hàng sẽ xem xét chỉ hỗ trợ được phần lãi suất ưu đãi mà thôi...", ông Thắng cho biết thêm.

Đối với việc vay vốn của các DN, theo NHNN Chi nhánh Nghệ An, bám sát các chỉ đạo của cấp trên và tình hình hoạt động của DN địa phương, thời gian qua, đơn vị đã triển khai đến các tổ chức tín dụng những chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Ngành ngân hàng cũng tiếp tục mở rộng tín dụng, tập trung cho vay với các lĩnh vực ưu tiên, vay vốn sản xuất, kinh doanh, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế, nhất là việc khôi phục và duy trì những ngành bị ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng