Thứ hai 23/12/2024 06:51

Nghệ An: Doanh nghiệp cam kết tăng nguồn cung, giữ ổn định giá hàng Tết

Đến thời điểm này, theo Sở Công Thương Nghệ An, các doanh nghiệp, siêu thị…đã cam kết tăng nguồn cung hàng hoá cho thị trường Tết gấp từ 2-3 lần để phục vụ người tiêu dùng, kiên quyết không để khan hàng, sốt giá dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán 2022.

Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá Tết

Năm 2021, cùng với cả nước, Nghệ An nằm trọn trong "tâm" dịch Covid-19, nhưng dự báo Tết Nguyên đán 2022, nhu cầu mua sắm hàng hóa Tết vẫn tăng, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ để phục vụ người dân.

Các doanh nghiệp đã chủ động nguồn cung hàng hóa Tết

Theo ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, đến thời điểm này, Nghệ An đã cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm và Tết Nguyên đán. Nguồn hàng Tết Nguyên đán 2022 được các doanh nghiệp lên kế hoạch dự trữ trước khoảng 3 tháng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác… các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã có cam kết không tăng giá trong dịp Tết. Cùng với cam kết bình ổn giá, các doanh nghiệp sẽ có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại để kích thích tiêu dùng.

Trong số thực phẩm đó, sản lượng gia cầm, thủy sản, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng gia cầm các loại… của Nghệ An đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân; sản lượng rau, trái cây… đáp ứng 70-90%; còn lại Nghệ An sẽ nhập hàng từ các tỉnh, thành phố khác.

Theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, đến cuối tháng 12/2021 tổng đàn trâu ước đạt 268.038 con, giảm 0,11% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2021 ước đạt 12.526 tấn, tăng 28%; đàn bò 503.411 con, tăng 3,60%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 20.372 tấn tăng 4,02% so với cùng kỳ năm 2020; đàn lợn tại ước đạt 930.821 con, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2021 ước đạt 141.040 tấn, tăng 3,36%.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 30.658 nghìn con, tăng 8,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tổng đàn gà ước đạt 25.628 nghìn con, tăng 8,94%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 72.581 tấn, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 7,77%.

Đối với ngành thủy sản, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trên địa bàn Nghệ An cũng phát triển ổn định. Năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn đạt 23.046 ha, tăng 8,37% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá đạt 20.089 ha, tăng 6,83%; tôm đạt 2.681 ha, tăng 20,33%; thủy sản khác 276 ha, tăng 17,45%.

Năm 2021, có thời điểm giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống dưới 45.000 đồng/kg, gà công nghiệp xuống dưới giá thành, trong khi giá thức ăn tăng hơn 20%, thuốc thú y tăng đến 180%. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn, song các hộ chăn nuôi, hợp tác xã, doanh nghiệp vẫn nỗ lực tăng tổng đàn, cung cấp lượng lớn thịt các loại cho thị trường, và tiếp tục cung ứng tốt cho thời điểm cuối năm và sau Tết Nguyên đán.

Nguồn cung hàng hóa Tết trên thị trường rất dồi dào

Trao đổi với phóng viên báo Công Thương về nguồn cung hàng hoa Tết, ông Trần An Khang - Giám đốc BigC Vinh - cho biết, về các loại thực phẩm như thịt, lợn, gà nhập khẩu nguồn cung dồi dào, các mặt hàng như xúc xích, thịt nguội thì theo nhu cầu của khách hàng cần bao nhiêu là cung ứng đủ, giá cả đã bình ổn 2 tháng trước Tết. Còn đối với mặt hàng thịt nóng như bò, lợn, gà… sử dụng nguồn cung cấp ở địa phương thì chủ động được và lượng hàng rất dồi dào, không lo thiếu.

Tuy nhiên, theo ông Trần An Khang, “năm nay, dịch bệnh kéo dài, BigC cũng không thể dự đoán sức mua của người dân nên cũng không dám trữ nhiều hàng như các năm trước. Nếu như năm trước, BigC trữ 150 tỷ tiền hàng hoá, thì năm nay chỉ dự trù khoảng 120-130 tỷ tiền hàng…”.

Cam kết không để “khan hàng, sốt giá”

Thực hiện Chỉ thị 12, Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An cũng cam kết không tăng giá vô lý nhằm phục vụ người dân mua sắm để đón Tết. Qua ghi nhận tại Nghệ An, trong những tháng cuối năm và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn duy trì ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.

Ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho hay, Sở phối hợp với ngành nông nghiệp và các đơn vị chức năng, địa phương theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tập trung dự báo thị trường, chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chủ động phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các Sở, ngành hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là việc vận tải của các đơn vị khi qua các địa bàn liên tỉnh có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo cho lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Sở Công Thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, phân phối hàng hóa, thực hiện các chương trình hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong đó, chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu, phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho người dân, đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo…

Ngoài ra, các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị, cơ sở kinh doanh tham gia bình ổn thị trường phải đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, chất lượng an toàn với giá cả hợp lý, đặc biệt trong những thời điểm thiếu hàng và giá tăng cao, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều