Thứ ba 19/11/2024 17:44

Nghệ An: CPI tháng 6/2020 tăng khá

Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Nghệ An công bố, tháng 6/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao so với các tháng trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu và giá thịt lợn tăng cao.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 ở Nghệ An tăng 0,73% so với tháng trước, và tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng dầu điều chỉnh liên tiếp sau chuỗi ngày giảm sâu

Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 5 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,60%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,37%; giao thông tăng 4,86%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,33%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%.

Có 3 nhóm hàng giảm: May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,09%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,53%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,08%. Có 3 nhóm đứng giá là thuốc và dịch vụ y tế, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục.

Nguyên nhân khiến CPI tháng 6/2020 tăng là do trong kỳ có 4 lần điều chỉnh tăng giá xăng, dầu; giá các dịch vụ ăn uống tăng 0,60% so với tháng trước do nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng trong tháng có 2 ngày lễ là Quốc tế Thiếu nhi (1/6), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), các hoạt động xã hội đã trở lại trạng thái bình thường sau thời gian giãn cách xã hội, nhiều trường học đã bắt đầu kỳ nghỉ hè nên nhu cầu du lịch tăng, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm. Bên cạnh đó, do thời tiết nắng nóng cực điểm nên giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng so với tháng trước do tăng nhu cầu tiêu dùng.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình thắt chặt chi tiêu nên việc mua sắm các mặt hàng như: may mặc, giày dép, mũ nón và thiết bị khác giảm, do đó giá cả nhóm mặt hàng này có xu hướng giảm nhẹ. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, với chính sách hỗ trợ tiền điện, nhiều hộ giảm giá thuê nhà nhằm hỗ trợ người tiêu dùng nên giá nhà ở, điện nước giảm.

Cũng theo thống kê, tính bình quân 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng ở Nghệ An tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước, tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,31%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,47%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,31%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,92%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,74%; giáo dục tăng 4,89%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,30%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,15%.

Bên cạnh đó, có nhóm hàng hóa giảm là: nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,16%; giao thông giảm 7,94%; bưu chính viễn thông giảm 0,08%.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số