Chủ nhật 22/12/2024 14:22

Ngày này năm xưa 27/1: Quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa

Ngày này năm xưa 27/1/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 27/1 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 27/1/1973: Chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định được ký kết sau gần 5 năm đàm phán (1968-1973). Tham gia lễ ký có đại diện của Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện của Mỹ là Ngoại trưởng William P.Rogers, đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình và đại diện cho chính quyền Sài Gòn, Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Lắm.

Quang cảnh của buổi lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973. Ảnh tư liệu

Hiệp định Paris được ký kết đã tạo ra cục diện mới làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng để quân và dân Việt Nam có điều kiện giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Đây là dấu son chói lọi trong lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam, mở ra cánh cửa hòa bình cho đất nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt.

Ngày 27/1/1995: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 16/CP thành lập Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với sứ mệnh làm đầu tàu và nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học nước nhà, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Ngày 27/1/2011, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 0500/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Ngày 27/1/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

Thông tư gồm 5 chương, 22 điều, quy định về: Hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Đối tượng áp dụng của Thông tư là thương nhân thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thông tư nêu, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài. Không chia nhỏ công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

Ngày 27/1/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Ngày 27/1/2018: Đội tuyển U23 Việt Nam gặp đội tuyển U23 Uzbekistan trong trận chung kết U23 châu Á tại Thường Châu, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên đội tuyển U23 của Việt Nam lọt vào đến chung kết của một giải đấu châu lục. Tuy nhiên, U23 Việt Nam đã để thua U23 Uzbekistan 1-2 sau 120 phút đầy quả cảm.

Ngày 27/1/2022, Bộ Công Thương có báo cáo số 17/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp, hay nói cách khác là các dự án chưa kịp vận hành thương mại để được hưởng cơ chế giá cố định (giá FIT).

Sự kiện quốc tế

Ngày 27/1/1756: Ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart. Ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.

Ngày 27/1/1834, ngày sinh Đmitri Ivanovich Menđêlêev - nhà hoá học lớn người Nga. Nǎm 1869, ông phát minh ra Định luật tuần hoàn Menđêlêev. Trên cơ sở đó ông đã xây dựng hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêev.

Ngày 27/1/1893, ngày sinh Tống Khánh Linh. Bà một trong ba chị em họ Tống - ba chị em có ba người chồng là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc của đầu thế kỷ 20. Tống Khánh Linh là phu nhân của Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.

Ngày 27/1/1944, Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt cuộc bao vây gần 900 ngày của phát xít Đức với thành phố Leningrad (nay là thành phố Saint Peterburg).

Ngày 27/1/1967, hơn 60 nước đã ký Hiệp ước cấm sản xuất và lưu hành vũ khí hạt nhân.

Ngày 27/1 hàng năm được chọn là Ngày quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân Do Thái trong Thế chiến II. Trong Thế chiến II, hơn 6 triệu người dân tộc Do Thái đã bị phát xít Đức sát hại bởi tư tưởng dân tộc thượng đẳng, cực đoan. Những người Do Thái bị dồn vào các trại tập trung, bị tàn sát và tra tấn bằng nhiều hình thức man rợ.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có mặt tại Hồng trường Moscow dự Lễ tang V.I.Lênin. Cùng ngày hôm đó trên tờ báo Sự Thật, cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô, đăng bài viết “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc.

Bằng lời lẽ chân thành và thống thiết, Bác viết: “Người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng nhân dân mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn rumi (tiếng Ả rập, nghĩa là người nước ngoài, kẻ đi nô dịch), của tất cả bọn rumi: toàn quyền, công sứ v.v. Và để thực hiện mục đích ấy, Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể... Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947. (Ảnh tư liệu)

Ngày 27/1/1931, trong khi đang ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản về việc đón nhận 11 đồng chí bị Chính phủ Xiêm (Thái Lan) trục xuất về Sơn Đầu, để chăm sóc và tiếp tục huấn luyện cho họ.

10 năm sau đó, ngày 27/1/1941 là ngày 29 Tết, tại một khu rừng bên rìa làng Nậm Quang, bên kia biên giới (thuộc Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), lớp huấn luyện đầu tiên cho 43 học viên đã diễn ra. Trong lễ bế giảng, Bác Hồ với bí danh là Hồ Quang cùng các trợ giảng của mình như Phùng Chí Kiên, Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp)... đã phân công các lực lượng triển khai ở trong và ngoài nước để chuẩn bị cho cơ hội đang đến gần.

Ngày 27/1/1947, Bác viết thư động viên những chiến sĩ quyết tử đang anh dũng chiến đấu trong lòng Thủ đô Hà Nội giữa những ngày Tết cổ truyền: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đó kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”.

Bức thư còn báo tin: Bản thân Bác và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ kháng chiến... Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em.

Ngày 27/1/1952 (tức mồng một Tết Nhâm Thìn), qua báo Nhân dân, số 43, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài, nhân dịp Tết Nhâm Thìn. Người phân tích tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ sự lớn mạnh của lực lượng dân chủ và hòa bình, sự suy yếu và ngày càng chia rẽ của phe đế quốc, những tiến bộ về kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội của nước ta trong năm qua và đề ra những nhiệm vụ lớn trong năm tới nhân dân ta cần phải thực hiện “để tiến bộ nữa và để thắng lợi nhiều hơn nữa”.

Người đặc biệt nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ phải kiên quyết chống lại bệnh quan liêu, nạn tham ô, nạn lãng phí, là những trở ngại của việc hoàn thành nhiệm vụ năm 1952, "phải xem quan liêu, tham ô, lãng phí là những tội lỗi đối với Tổ quốc, đối với đồng bào. Người phạm tội có tội đã đành; người thấy những tội ấy mà không nêu ra, cũng như có tội”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phát động một phong trào tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên, “để giáo dục nhau, để cùng nhau tẩy trừ ba nạn kia, để dọn đường cho những thắng lợi mới”.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu