Thứ ba 26/11/2024 13:38

Ngày này năm xưa 2/7: Thành phố Sài Gòn - Gia Định vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 2/7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 2/7 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 2/7/1957: Ngày truyền thống Nhà máy Z113. Cách đây 66 năm, Công trường 14 - tiền thân của Nhà máy Z113 được thành lập theo Quyết định số 501/QĐ1 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà máy. Ngày 2/7/1962, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã ra Quyết định số 1187/QĐ5, giao nhiệm vụ chính thức cho nhà máy sản xuất, sửa chữa các loại đạn pháo, đạn cối, đạn con và một số loại lựu mìn cho ngành quân giới.

Từ đó đến nay, ngày 2/7 được Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng quyết định công nhận là Ngày truyền thống và đã trở thành mốc son lịch sử của Nhà máy Z113…

Sáng 2/7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, Thủ đô

Ngày 2/7/1965: 10 vạn nhân dân ở quận Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi biểu tình kéo đến nơi đóng quân của quân đội Mỹ và tay sai đòi chấm dứt ném bom, chấm dứt khủng bố. Bọn địch dùng súng bắn vào đoàn biểu tình làm chết và bị thương 11 người. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất và quyết liệt nhất của nhân dân Quảng Ngãi tính đến năm 1965.

Ngày 2/7/1972: Nhà yêu nước Nguyễn Thái Bình bị người Mỹ sát hại khi ông đang từ nước Mỹ trở về Việt Nam lúc xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Cái chết của ông gây chấn động dư luận và thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của học sinh, sinh viên ở miền Nam (Việt Nam) và sinh viên Mỹ lúc bấy giờ.

Nguyễn Thái Bình sinh năm 1948 ở tỉnh Long An. Ông là người đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, vạch trần những luận điệu hòa bình giả dối, xảo trá, tố cáo tội ác dã man của Mỹ xâm lược Việt Nam. Ngày 30/4/2010, Nguyễn Thái Bình đã được Nhà nước công nhận liệt sĩ và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 2/7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã ban hành nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, Thủ đô, quốc ca… Cụ thể: Lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh; Quốc huy hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Thủ đô là Hà Nội; Quốc ca là bài “Tiến quân ca”; quyết định đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 2-10/7/1984: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (Khóa V) bàn về những nhiệm vụ cấp bách trong cải tiến quản lý kinh tế.

Ngày 2/7/2004: Thông tư 01/2004/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất.

Ngày 2/7/2010: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3519/QĐ-BCT về việc thành lập Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin.

Ngày 2/7/2013: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4477/QĐ-BCT về việc bổ sung hai cửa hàng xăng dầu tại tỉnh Hà Tĩnh vào "Quy hoạch hệ thông cửa hàng xăng dầu dọc tuyến quốc lộ 1 điến năm 2020, định hướng đến năm 2025".

Ngày 2/7/2015: Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 12/CT- BCT về triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Sự kiện quốc tế

Ngày 2/7-1961: Nhà văn Mỹ nổi tiếng Ernest Miller Hemingway đã dùng súng săn tự sát ở nhà riêng. Ông là nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm tiêu biểu như: Giã từ vũ khí, Chết vào buổi chiều, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả… Ông được Giải thưởng Nobel Văn học năm 1945.

Ngày 2/7/2002: Steve Fossett, triệu phú người Mỹ từng được Liên đoàn Hàng không quốc tế cấp giấy chứng nhận 93 kỷ lục, trở thành người đầu tiên bay một mình không nghỉ vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu.

Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 2/7/1946: Chính phủ Pháp chính thức tiếp xúc với Chủ tịch nước Việt Nam với những nghi lễ trọng thể. Thủ tướng Pháp Georges Bidault hội đàm riêng với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Buổi chiều, chủ nhà mở tiệc chiêu đãi trọng thể.

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dinh Thủ tướng Pháp, ngày 2/7/1946

Cùng ngày, Bác viết thư gửi “Các binh sĩ Việt Nam ở Pháp” thông báo thỏa thuận với Chính phủ Pháp về kế hoạch hồi hương và mong anh em khi về nước sẽ “ăn ở cho xứng đáng với một người công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Ngày 2/7/1952: Bác dự họp Chính phủ nghe cơ quan Thanh tra báo cáo về tình hình quản lý tài chính trong quân đội, tình trạng tham ô, lãng phí của một số cán bộ. Kết luận cuộc họp, Bác nêu rõ cần phải biểu dương những cán bộ tốt, trong sạch, cần kiệm; mấy năm sau cách mạng mà tham ô, lãng phí còn khá phổ biến trong cán bộ ta vì giáo dục thiếu sót, cần phải sửa dần, một cách có kế hoạch, có chuẩn bị…

Ngày 2/7/1954: Báo Cứu Quốc đăng bài “Không biết!” của Bác. Đấy là câu trả lời của 26 cụ phụ lão tỉnh Hà Nam bị giặc Pháp bắt trong một trận càn, dù bị tra tấn vẫn không chịu khuất phục nên bị quân thù giết hại. Bài báo ca ngợi tấm gương anh dũng và cho biết Chính phủ đã truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho các vị phụ lão anh hùng.

“Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết - đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong bài: “Vệ sinh yêu nước” (Phong trào diệt ruồi, muỗi), đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 2/7/1958.

Đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/7/1961: Bác đến thăm và nói chuyện với lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nấu ăn toàn miền Bắc lần đầu tiên được tổ chức. Tại đó, Bác phê bình những cách nghĩ sai lầm về ngành nấu ăn, khẳng định đó là một nghề quan trọng đối với xã hội và bày tỏ mong muốn qua phong trào thi đua sẽ có nhiều anh nuôi, chị nuôi giành được danh hiệu Anh hùng vẻ vang.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học