Ngày này năm xưa 23/11: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 23/11 trong nước và quốc tế; Các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 23/11.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 23/11/2023: Kỷ niệm 101 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11-2023). Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tên gọi thân thương bác Sáu Dân, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, một trong những người đi đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam với những chỉ đạo, điều hành mang dấu ấn quan trọng, táo bạo, góp phần đưa đất nước ta vượt qua thời điểm khó khăn, bước vào thời kỳ ổn định và phát triển.
Ngày 23/11/2023: Kỷ niệm 101 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11-2023) |
Những đại công trình ông trình mang dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước phải kể đến đường dây truyền tải điện 500kV Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh và Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi. Việc đầu tư xây dựng và vận hành hiệu quả Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, mang tính thời đại của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà máy lọc dầu đã tạo động lực phát triển không chỉ cho tỉnh Quảng Ngãi, mà cho cả miền Trung.
Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt tên thật là Nguyễn Duy Thục sinh ngày 23/11/1930 tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), ông mất ngày 13/4/1993. Nghệ sĩ Nhân dân Tào Mạt được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
Ngày 23/11/1940: Nam Kỳ khởi nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Đây chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ sau này và ngày 23/11 trở thành Ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Ngày 23/11/1946: Đại hội đại biểu Hội hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất họp tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội). Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Tại Đại hội lần thứ ba của Hội (năm 1955), Hội Hồng thập tự Việt Nam đổi tên thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ngày 23/11 được coi là ngày ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ngày 23/11/1965, tại vùng núi Mây Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Sư đoàn Bộ binh 5 – Quân khu 7 được thành lập. Là một trong hai sư đoàn chủ lực của miền Đông Nam Bộ, Sư đoàn Bộ binh 5 đã lập nhiều chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở giai đoạn quyết liệt nhất, góp phần vào Chiến thắng 30/4/1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 23/11/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện thuộc Công ty Lắp máy thành Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện.
Ngày 23/11/2005, Bộ Thương mại ban hành Thông báo số 1057/TM-DM về việc cấp visa Cat.638/639 và Cat. 647/648 xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005.
Nhân viên EVNNPT soi phát nhiệt thiết bị tại trạm biến áp |
Ngày 23/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1782/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015.
Ngày 23/11/2012, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 19/CT-BCT về việc triển khai thực hiện những nội dung Bộ trưởng đã nêu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 12 tháng 11 năm 2012.
Ngày 23/11/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 12798/QĐ-BCT quy định một số định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Công Thương.
Ngày 23/11/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy.
Ngày 23/11/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023 đối với các sản phẩm giấy bao bì; giấy tissue; giấy in, giấy viết và giấy phô tô copy.
Ngày 23/11/2014: Tấn Axit Nitric đầu tiên đã được sản xuất tại Nhà máy Amon nitrat tại Thái Bình.
Cụ thể, vào 2h sáng ngày 23/11/2014, tấn Axit Nitric đầu tiên đã được sản xuất tại Nhà máy Amon nitrat (xã Thái Thọ - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình). Sau 27 tháng kể từ ngày Hợp đồng EPC có hiệu lực, hơn 1 tháng khởi động chạy thử, những tấn Axit Nitric đầu tiên đã được sản xuất tại Nhà máy Amon Nitrat công suất 200.000 tấn/năm - dự án trọng điểm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) do Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN (MICCO) làm chủ đầu tư.
Sự kiện quốc tế
Ngày 23/11/1945, Nhà văn Nga Alêchxây Nikôlaêvich Tôixtôi qua đời, ông sinh ngày 10/1/1882. Tác phẩm nổi tiếng là các bộ tiểu thuyết lớn "Pie đại đế", "Con đường đau khổ" với các tập "Hai chị em", "Năm 1918", "Buổi sáng ảm đạm". Ông là người có công lớn trong việc tạo dựng và phát triển thể loại tiểu thuyết sử thi Nga và kịch lịch sử Nga đến độ hoàn mỹ.
-Ngày 23/11/1978: Quy ước tần số vô tuyến điện Geneva 1975. Theo đó, chỉ số tần số sóng AM (sóng trung và sóng dài - đơn vị kHz) có tổng các chữ số bằng 9 hoặc là bội số của 9 (558-567-576-...-1404-1413-1422-1431-1440).
Ngày 23/11/1996: Angola gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WHO.
Ngày 23/11/2009: 58 người bị bắt cóc và sát hại tại Maguindanao, Philippines.
Ngày 23/11/2010: Xung đột Triều Tiên: Hàn Quốc và Triều Tiên xảy ra pháo chiến tại khu vực đảo Yeonpyeong trên Hoàng Hải.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 23/11/1945, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ, khi bàn về chương trình kinh tế, Bác nói: “Ngoại giao và kinh tế có ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu mình có một chương trình kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình...”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)
Ngày 23/11/1945, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang về thăm Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận: “Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên đó ai nấy đó nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, gắng sức giúp anh em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng dân tộc rất nhiều... Bây giờ, nước ta được độc lập, tôi thay mặt đồng bào Kinh cảm ơn anh chị em. Tuy ta được độc lập, nhưng dân ta sẽ còn phải gặp rất nhiều nỗi khó khăn, còn phải hy sinh phấn đấu nhiều hơn nữa. Từ người giàu cho chí kẻ nghèo cần phải một lòng giữ vững nền độc lập... Tôi nhờ anh chị em về nói lại với đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và Chính phủ rất thương mến đồng bào Mán, Thổ, coi như anh chị em trong một nhà, và khuyên anh chị em gắng sức để đi tới thái bình để cùng hưởng chung”.
Ngày 23/11/1946, vào thời điểm tình hình căng thẳng do những khiêu khích của thế lực thực dân, Báo “Cứu quốc” đăng thư “gửi đồng bào Việt Nam, người Pháp và Người Thế giới” trong đó Bác đưa ra thông điệp: “... Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người... Máu Việt Nam và máu Pháp đã đổ nhiều rồi… Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập, Người Việt Nam và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà, để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc. Đó là ý nguyện rõ rệt của Việt Nam, mong người Pháp và toàn thế giới biết cho”.
Bác Hồ và các cháu thiếu nhi. Ảnh tư liệu |
Ngày 23/11/1951, kỷ niệm 11 năm ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ, Bác gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ, Bác căn dặn: “Noi gương oanh liệt của Khởi nghĩa Nam Kỳ, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ và kháng chiến mạnh mẽ lên mãi để phá âm mưu của giặc: Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước, giành độc lập và thống nhất thực sự cho Tổ quốc”.(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)