Ngày này năm xưa 21/5: Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Ngày này năm xưa 21/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngày này năm xưa 18/5/1960: Hình thành khu công nghiệp quy mô đầu tiên tại Hà Nội Ngày này năm xưa 19/5: Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày này năm xưa 20/5: Chính phủ ban hành Nghị định về An toàn hoá chất

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/5 trong nước và quốc tế; các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 21/5/1954: 3.000 công nhân Nhà máy sợi Nam Định cùng nhân dân thành phố tổ chức mít tinh lớn và biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp, can thiệp Mỹ âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh Đông Dương và ủng hộ Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở Hội nghị Giơnevơ.

Ngày này năm xưa 21/5:  Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Ngày 21/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy liên hợp dệt Nam Định đang phấn đấu thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất

Từ ngày 21/5 - 15/11/1972: Diễn ra chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Những chiến công vang dội trên Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975); cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quân và dân Lào liên tiếp nổi dậy, giành chính quyền trong cả nước và thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2/12/1975.

Ngày 21/5/1973: Ngày thành lập Lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

Ngày 21/5/1976: Thành lập Kho K870 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật).

Ngày 21/5/2000: Khánh thành cầu Mỹ Thuận. Đây là cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách TP Hồ Chí Minh 125 km về hướng tây nam, trên Quốc lộ 1A - trục giao thông chính của Đồng bằng sông Cửu Long. Cầu Mỹ Thuận được khởi công tháng 7-1997. Cầu có chiều dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m cho 4 làn xe cơ giới lưu thông.

Ngày 21/5/1997: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 729/1997/QĐ-BCN về việc thành lập Văn phòng Đại diện của Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 21/5/2007: Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

Ngày 21/5/2009: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 3/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 21/5/2009: Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

Ngày 21/5/2009: Quyết định 2424/QĐ-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, chất hiếm và Urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025.

Ngày 21/5/2009: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2435/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

Ngày 21/5/2009: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2420/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch cung cấp trực tuyến dịch vụ công do Bộ Công Thương quản lý.

Ngày 21/5/2010: Quyết định số 712/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020"/

Ngày 21/5/2010: Quyết định 2671/QĐ-BCT về việc thành lập Văn phòng thường trực Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương.

Ngày 21/5/2010: Quyết định 2678/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015.

Ngày 21/5/2015: Quyết định 706/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 21/5: Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa vì Đối thoại và Phát triển (World Day for Cultural Diversity for Dialogue and Development). Năm 2001, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa trong Nghị quyết 57/249. Tại cuộc họp toàn thể Liên hợp quốc tháng 12-2002, UNESCO quyết định lấy ngày 21-5 hằng năm là “Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển”.

Ngày này năm xưa 21/5:  Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Gạo là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Ngày 21/5/1928: Từ thủ đô nước Đức, Nguyễn Ái Quốc gửi thư về Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản đóng góp ý kiến cho hoạt động của Ban Thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp, nhờ chăm sóc các đồng chí Đông Dương đang học ở Nga và cho biết đã sẵn sàng lên đường tới nơi cần đến.

* Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/5/1939: Nguyễn Ái Quốc đã có mặt tại Quế Lâm (Trung Quốc) và tìm cách liên hệ với phong trào trong nước bằng cách gửi loạt bài “Thư từ Trung Quốc” về đăng trên tờ “Notre Voix” (Tiếng nói của chúng ta) của những người cộng sản hoạt động công khai tại Hà Nội.

Ngày 21/5/1953: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị Cán bộ Tổng cục Cung cấp lần thứ nhất. Trong thư, Người bày tỏ niềm vui trước những kết quả đạt được của Tổng cục và căn dặn: Phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm; phải thật lòng thương yêu binh sĩ, phải chỉnh đốn tổ chức và công tác; mở rộng dân chủ, thật thà phê và tự phê bình, gây phong trào thiết thực chống quan liêu, tham ô, lãng phí... nhằm phát triển và củng cố những kết quả đã đạt được.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Phát động quần chúng", ký bút danh C.B, đăng Báo Nhân Dân, số 113. Trong bài viết, thông qua câu chuyện một cán bộ nông hội giải thích cho bà con nông dân về chính sách ruộng đất, tác giả chỉ rõ: Cần phải có những chính sách và hình thức phù hợp với trình độ của nhân dân. Có như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ.

Ngày 21/5/1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với lớp học về đường lối cách mạng Việt Nam của cán bộ pháo binh. Người khen ngợi những tiến bộ bước đầu của lớp học và nhắc nhở học viên không được chủ quan tự mãn, cần thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức cộng sản và không ngừng đấu tranh chống tư tưởng cá nhân.

Ngày 21/5/1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định. Người biểu dương Đảng bộ và nhân dân Nam Định trong mấy năm qua “đã cố gắng vươn lên và thu được một số thành tích về các mặt”, đồng thời Người cũng thẳng thắn nhận xét: “Thành tích còn ít và tiến bộ còn chậm”.

Người chỉ thị: “Các cấp, từ chi bộ đến tỉnh ủy, phải vì lợi ích chung của Đảng và của nhân dân mà tự phê bình một cách thành khẩn và thẳng thắn. Mỗi đảng viên, mỗi chi bộ phải luôn luôn tự hỏi: mình đã xứng đáng với vai trò lãnh đạo của Đảng hay là chưa?”.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.

Tin cùng chuyên mục

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động