Thứ sáu 29/11/2024 04:57

Ngày này năm xưa 19/10: Bác Hồ ngợi ca phụ nữ Việt Nam, Cục Điều tiết Điện lực ra đời

Ngày 19/10 năm xưa, Bác Hồ đã khen ngợi cống hiến của Phụ nữ Việt Nam, ngày này còn đánh dấu 17 năm Cục Điều tiết Điện lực ra đời.

Ngày 19/10 cũng ghi dấu ấn nhiều sự kiện đặc biệt trong nước và quốc tế như: Ngày khai mạc Hội nghị Quân sự toàn quốc; ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc tỉnh Hòa Bình; ngày Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Cuba được ký kết; ngày thứ Hai đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ… Đặc biệt, tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời ngợi ca về phụ nữ Việt Nam.

Phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng

Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ Việt Nam. Người cũng luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ đối với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hình ảnh Bác Hồ trong những lần gặp gỡ những phụ nữ Việt Nam

Ngày 19/10/1966, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa tự hào về phụ nữ Việt Nam với những cống hiến của họ cho đất nước gần 2.000 năm qua.

Người nói: “Hội phụ nữ mới 20 tuổi. Nhưng truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta đã có gần 2.000 năm và ngày càng phát triển. Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó, ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Rồi Người kết luận: “Như thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng”.

Để xứng đáng với những lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chiến tranh, phụ nữ Việt Nam không những phải cáng đáng việc ruộng nương, vườn tược, nhà cửa, chăm sóc nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ… để chồng con yên tâm đi đánh giặc, mà còn tích cực tham gia kháng chiến, đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc.

Nhiều tấm gương phụ nữ chiến đấu anh dũng, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Định… đã được ghi vào những trang sử hào hùng của dân tộc.

Khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phụ nữ Việt Nam lại tiếp tục phát huy những truyền thống vẻ vang, lập nên nhiều thành tích để xứng đáng với sự quan tâm và tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Họ không chỉ làm tốt thiên chức “làm vợ - làm mẹ” mà còn hoàn thành tốt vai trò của một người công dân đối với xã hội, trở thành người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phụ nữ Việt Nam đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực công tác của đời sống xã hội, ngày càng có nhiều chính trị gia; nhà lãnh đạo, quản lý; văn nghệ sĩ tài năng; nhiều nhà khoa học và doanh nhân thành đạt là phụ nữ.

Những lời động viên, ngợi khen, tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, luôn và sẽ là động lực, nguồn cảm hứng cho phụ nữ Việt Nam lập thêm nhiều thành tích, đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 19/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để nghe thông báo kết quả việc thảo luận với Trung Hoa về việc chở gạo từ miền Nam ra miền Bắc cứu đói, về tình hình chiến sự ở Nam Bộ…

Cũng trong khoảng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công điện tới Tướng de Gaulle, người đứng đầu Chính phủ Pháp thông báo: “Chính phủ lâm thời Cộng hòa Việt Nam đã được thành lập sau khi Nhật Bản đầu hàng và Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Chính phủ chúng tôi gồm các thành viên cộng hòa của ba xứ Việt Nam với quyết tâm bảo vệ nền độc lập Việt Nam bằng mọi biện pháp, cam kết bảo đảm an ninh tính mạng và tài sản của người nước ngoài ở toàn cõi Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng. Chúng tôi phản đối việc quân đội Pháp xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và đề nghị Ngài ban bố những chỉ thị hữu ích cho các lực lượng Pháp ở Viễn Đông để tránh những sự xảy ra đáng tiếc”. Một điện văn với nội dung tương tự cũng được gửi tới Chủ tịch Quốc hội Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong lần ra thăm miền Bắc tháng 10/1962.

Cùng ngày, trên Báo Cứu Quốc đăng điện văn của Bác gửi Hội nghị Liên Phi đang họp tại Manchester (Vương quốc Anh), trong đó nêu rõ: “Dân tộc Việt Nam đương chiến đấu cho nền độc lập rất lấy làm cảm động tiếp được quyết nghị án của Hội nghị Liên Phi ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam chống lại bọn thực dân Pháp.

Lời quyết nghị của Hội nghị Liên Phi tỏ rõ tinh thần đoàn kết của các dân tộc nhược tiểu ở Đông Dương, Nam Dương quần đảo, Ấn Độ và các dân tộc Phi châu, trên con đường tranh đấu để giữ quyền độc lập và tự do, đã tốn biết bao nhiêu xương máu mới giành lại được sau cuộc đại chiến”.

Ngày 19/10/1947, Bác gửi điện tới Hội nghị Quân sự toàn quốc. Trong điện Bác căn dặn cán bộ phải sáng suốt, chân tình khôn khéo; gắng sức học tập, khuyên nhau học tập; phải tu sửa mình cho kỳ giữ được chí công vô tư, đối với việc phải sáng suốt, đối với vật không tham lam, gắng làm kiểu mẫu cho bộ đội, cho nhân dân; phải có kỷ luật.

Ngày 19/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trên đường đi, Người ghé thăm sư đoàn bộ đội miền Nam tập kết đóng ở Lương Sơn và Tập đoàn sản xuất tiên tiến Chí Hòa thuộc Liên đoàn sản xuất của anh chị em miền Nam. Tại trường cán bộ hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở Bến Ngọc (Kỳ Sơn), Người gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, bộ đội, bà con các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Người khen ngợi những thành tích của Hòa Bình trong kháng chiến và từ ngày hòa bình lập lại, chỉ rõ những khuyết điểm trong sản xuất, bình dân học vụ, trong cán bộ, trong nhân dân và nêu những nhiệm vụ cụ thể mọi người cần thực hiện để Hòa Bình đóng góp vào “xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, thiết thực đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Ngày 19/10/1966, Bác gửi thư khen quân và dân miền Bắc bắn rơi 1.500 máy bay Mỹ”. Bức thư có đoạn: “Để hòng gỡ thế thất bại của chúng, giặc Mỹ đang điên cuồng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Chúng càng liều lĩnh thì chúng càng thất bại nặng nề. Nhân đà thắng lợi của chúng ta, quân và dân ta hãy đoàn kết chặt chẽ, nâng cao cảnh giác, vượt mọi khó khăn. Hãy phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng... đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”.

Sự kiện trong nước:

Ngày 19/10/1946, Hội nghị Quân sự toàn quốc của Đảng khai mạc. Đây là hội nghị quân sự lớn nhất của Đảng ta từ sau khi giành được chính quyền. Hội nghị quyết định cần phải cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị của Vệ quốc đoàn, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang để sẵn sàng chiến đấu, bởi vì "Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp". Hội nghị cũng nhận định, tuy ta kém về kỹ thuật, vũ khí nhưng với tinh thần dẻo dai, bền bỉ, ta nhất định sẽ thắng.

Ngày 19/10/1962, đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm miền Bắc. 12 ngày ở trên đất Bắc, đoàn được Hồ Chủ Tịch, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và nhân dân miền Bắc đón tiếp nồng nhiệt.

Ngày 19/10/1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố chính sách dân tộc gồm 8 điểm: Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em; Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ; Tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...; Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...; Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy, rừng núi cho đồng bào...; Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ bà mẹ, trẻ em; Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của các dân tộc anh em.

Ngày 19/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Văn Huyên qua đời. Ông sinh năm 1908, quê ở Hà Tây. Hồi nhỏ ông học ở Hà Nội, sau đó sang Pháp học đại học và trên đại học (từ 1926-1935). Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ văn chương tại Trường đại học Sorbonne (Paris). Trở về nước, ông dạy học và nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc. Ông là Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương (từ 1941-1945). Sau cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Huyên hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Từ năm 1946 đến năm qua đời, ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Ngày 19/10/1977, công trình xây dựng Nhà máy Dệt Vĩnh Phú (nay là Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú) hoàn thành và đi vào hoạt động. Nhà máy có thể dệt được 50 triệu mét vải một năm, sản xuất theo hệ thống dây chuyền hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu kéo sợ đến khâu dệt, nhuộm vải và in hoa.

Ngày 19/10/1982, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Cu Ba đã được ký kết tại Thủ đô La Habana trong chuyến thăm chính thức Cuba của Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta do đồng chí Trường Chinh dẫn đầu. Hiệp ước vạch ra những phương hướng cơ bản nhằm phát triển mối quan hệ giữa hai nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Chiều 19/10/1982 tại Thủ đô La Havana (Cuba), Chủ tịch Trường Chinh và Chủ tịch Fidel Castro đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Cuba.

Sự kiện ngành Công Thương: Kỷ niệm 17 năm ngày thành lập Cục Điều tiết Điện lực

Cục Điều tiết điện lực ra đời theo Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg ngày 19/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ thực hiện các chức năng điều tiết hoạt động điện lực được Luật Điện lực quy định nhằm cung cấp điện ổn định, an toàn, chất lượng cao, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Cục Điều tiết Điện lực đầu năm 2022

Trải qua 17 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Điều tiết điện lực đã khẳng định vai trò nòng cốt trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về hoạt động điều tiết điện lực, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng; sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Sự ra đời của Cục Điều tiết điện lực đã đánh dấu một bước quan trọng của quá trình cải cách và tái cơ cấu ngành điện Việt Nam.

Cục Điều tiết điện lực đã đạt được nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Trong đó có công tác chỉ đạo và thực hiện thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thị trường phát điện cạnh tranh được đưa vào vận hành từ năm 2012-2018. Đây là bước cải cách lớn của ngành điện trong việc chuyển đổi khâu phát điện tại Việt Nam sang vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Số lượng nhà máy điện tham gia giao dịch tính đến thời điểm kết thúc thị trường phát điện cạnh tranh tăng gấp gần 3 lần so với thời điểm bắt đầu. Hệ thống điện tiếp tục được vận hành an toàn tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội.

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được Cục Điều tiết điện lực tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương đưa vào vận hành chính thức từ ngày 1/1/2019 với sự tham gia cạnh tranh của 100 nhà máy điện với tổng công suất 27.526 MW và 06 đơn vị mua điện; Thực hiện chuyển chu kỳ điều độ và chu kỳ giao dịch trong thị trường bán buôn điện từ 1 tiếng xuống còn 30 phút từ ngày 1/9/2020.

Đối với thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực đã trình lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định phê duyệt Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phù hợp với hiện trạng ngành điện Việt Nam cũng như lộ trình phát triển thị trường điện theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2021, Cục đã phối hợp với các đơn vị hoàn thành tổng kết thi hành Luật Điện lực và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực để trình trình báo cáo Chính phủ xem xét; phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tổng kết, xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP trình Chính phủ. Hoàn 02 đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đã trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành 01 Thông tư.

Để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực cũng đã thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành quy định về cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng và đơn vị phát triển Năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Cục đã tham mưu cho Bộ Công Thương đề xuất và được Chính phủ chấp thuận việc giảm giá điện,tiền điện 3 đợt trong năm 2021 với số tiền gần 4.500 tỷ đồng.

Năm 2021, Cục tiếp tục duy trì tốt công tác thị trường điện với hai nhiệm vụ là vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đối với thị trường bán buôn, đã có 104 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh với tổng công suất đặt là 28118 (MW) chiếm khoảng 41,26% tổng công suất toàn hệ thống và 06 đơn vị mua buôn điện (EVN và 5 Tổng công ty thuộc EVN). Qua đó giúp mở rộng quy mô thị trường và tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện.

Việc vận hành thị trường điện đã đẩy mạnh tính minh bạch trong huy động các nhà máy điện, tạo môi trường cạnh tranh, tăng cường tình chủ động của các đơn vị tham gia thị trường trong công tác vận hành, đồng thời từng bước xóa bỏ độc quyền trong ngành điện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Năm 2022, Cục Điều tiết điện lực tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, điều hành giá điện. Trong đó sẽ hoàn thiện dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quyết định thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022.

Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để Bộ Công Thương chỉ đạo, điều hành đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt trong năm 2022; tham gia phối hợp điều tiết, vận hành các nhà máy thủy điện đáp ứng nhu cầu nước của hạ du. Hoàn thiện các quy định nhằm hỗ trợ việc tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị đầu năm 2022 tại Cục Điều tiết Điện lực, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra một số nhiệm vụ yêu cầu Cục Điều tiết cần phải thực hiện, đó là: Trước hết, cần quyết liệt, nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho Bộ và Chính phủ có chỉ đạo điều hành đảm để bảo đủ điện cho nền kinh tế - xã hội trong bối cảnh cả nước đang trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Thứ hai, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh quá trình chuẩn bị để sửa đổi toàn diện Luật Điện lực. Thứ ba, trong hoạt động điện lực vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, mâu thuẫn, chồng chéo trong cơ chế, chính sách. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn nhìn nhận, Cục Điều tiết điện lực cần nỗ lực tham mưu cho lãnh đạo Bộ phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Sự kiện quốc tế:

Ngày 19/10/1781, Tướng Charles Cornwallis của Anh đã ký điều khoản đầu hàng quân đội của George Washington, kết thúc cuộc vây hãm Yorktown.

Ngày 19/10/1943, thuốc kháng sinh đầu tiên chữa bệnh lao Streptomycin được nghiên cứu thành công bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Rutgers.

Ngày 19/10/1987 được xem là một ký ức đen tối của những người chơi cổ phiếu tại nước Mỹ khi chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm đến 508 điểm (tương đương 22,6%). Các nhà đầu tư đồng loạt rút tiền khỏi thị trường chứng khoán.

Ngày 19/10/1987 được gọi là “Ngày thứ Hai đen tối” tiêu biểu và được sử dụng thường xuyên nhất để so sánh sụt giảm phần trăm của thị trường chứng khoán.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngày Phụ nữ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực