Ngày này năm xưa 18/12: Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được thông qua
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
- Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hộikhoá VI, Hiến pháp của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua vào 15 giờ 25 phút. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 12 chương, 147 điều. Là sự kế thừa và phát triển các hiến pháp 1946 và 1959 trong điều kiện mới, Hiến pháp tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ trong thời gian tới. Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quyền nghĩa vụ cơ bản của công nhân, cơ cấu tổ chức nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1980 gồm 12 chương, 147 điều. |
Ngày 18/12/1980, Chủ tịch Quốc hộiTrường Chinh đã ký Nghị quyết không số, Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Để thực hiện âm mưu gây sức ép buộc Hà Nội phải trở lại Hội nghị Pari, chính quyền Nic-xơn điên cuồng mở các cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và nhiều loại máy bay khác vào thủ đô Hà Nội và thành phố Cảng Hải Phòng vào đêm 18/12/1972.
Chúng đã tập trung một nửa lực lượng không quân chiến lược và hầu hết lực lượng không quân chiến thuật mà chúng có ở Đông Nam Á để tiến hành cuộc tập kích này. Nhưng quân và dân ta cảnh giác cao, chiến đấu giỏi đã thắng trận đầu hết sức giòn giã, bắn rơi 7 máy bay Mỹ trong đó có 3 cheiescs B52 và 1 chiếc F11, bắt sống nhiều giặc lái.
- Ngày 18/12/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng lao động Việt Nam họp hội nghị mở rộng. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các chiến trường, các đồng chí trong quân uỷ Trung ương và đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến.
Nghị quyết của hội nghị nói rõ: "Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ở hai miền trong thời gian 1975-1976". Bộ Chính trị đưa ra phương án cực kỳ quan trọng là: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Nhà thơ Xuân Diệu sinh 1918, quê ở Hà Tĩnh, qua đời ngày 18/12/1985 ở Hà Nội |
- Nhà thơ Xuân Diệu sinh 1918, quê ở Hà Tĩnh qua đời ngày 18/12/1985 ở Hà Nội. Nổi tiếng là một nhà thơ tài năng trong phong trào Thơ Mới, từ khi xuất bản tập "Thơ Thơ" (năm 1938) và tập "Phấn thông vàng"(1939). Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một khối lượng sáng tác to lớn: 13 tập thơ, 5 tập bút ký, 16 tập nghiên cứu phê bình văn học, 6 tác phẩm dịch thơ nước ngoài.
Ở mặt nào tác phẩm của ông cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu - nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.
- Ngày 18/12/1899: Ngày sinh nhà vǎn, nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc, quê ở Trà Cổ (Quảng Ninh), mất nǎm 1976 tại Hà Nội.
- Ngày 18/12/1972 vào hồi 20h13 phút, chiếc máy bay B52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lử 261 do Anh hùng, Trung tướng Phạm Tuân bắt rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Ngày 18/12/1979: Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và Cộng hòa dân chủ Đức...
- Ngày 18/12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2003/NĐ-CP về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam. Nghị định này quy định việc mở, đóng cảng biển, hoạt động hàng hải, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, vệ sinh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường ở những khu vực đó.
- Ngày 18/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2003/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển. Việc đầu tư xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về mọi mặt, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng công trình quản lý, bảo vệ biển, điều chỉnh dân cư trong khu vực biên giới biển có văn bản hướng dẫn thực hiện riêng.
- Ngày 18/12/2006, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.
- Ngày 18/12/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 42/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịnh ban hành.
Sự kiện thế giới
- Ngày 18/12/1984, Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký quyết định tặng thưởng Huân chương Sao vàng quốc gia Lào cho quân đội nhân dân Việt Nam, vì những đóng góp to lớn đối với Cách mạng Lào và góp phần thắt chặt mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào.
- Ngày 18/12/1916 - Trận Verdun kết thúc, Pháp thắng trận. Đây là một trong những trận chiến khốc liệt nhất của thế chiến I, giữa Pháp và Đức, diễn ra trong suốt cả năm 1916 (10 tháng) với 6 giai đoạn chính. Sau 10 tháng giao tranh khốc liệt, hai bên gánh chịu những thiệt hại kinh khủng.
Sự kiện về Bác Hồ
- Ngày 18/12/1919, báo cáo của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc gặp Khánh Ký, một người Việt Nam làm nghề nhiếp ảnh hoạt động trong “Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp”. Tại cuộc gặp này, Nguyễn Ái Quốc cho biết đã tiếp cận với các tờ báo “L’Humanité”(Nhân Đạo) và “Le Populaire” (Dân Chúng) để tìm việc cho Phan Chu Trinh.
- Ngày 18/12/1921, báo cáo của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc tham gia buổi thảo luận của Thư ký Liên đoàn công nhân xe lửa về chủ đề: Quyền bãi công.
- Ngày 18/12/1924, từ Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo tới Quốc tế Cộng sản cho biết đã triển khai những nhiệm vụ được trao, yêu cầu các đại diện của Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc cần quan tâm đến Đông Dương; đồng thời, cũng cho biết lúc này đang đóng vai một người Trung Hoa với bí danh là “Lý Thụy”.
- Ngày 18/12/1940, trên tờ “Cứu vong nhật báo”, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Việt Nam “phục quốc quân” hay “mại quốc quân” tố cáo âm mưu của phát xít Nhật sử dụng một số tay sai người Việt xây dựng nhóm vũ trang mang tên “Phục quốc quân” để gây sức ép với đế quốc Pháp cũng như hướng phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam phục vụ cho mưu đồ của Nhật Bản.
Bài báo cảnh tỉnh: “Chúng ta cần phân biệt rõ các đoàn thể chính trị và vũ trang của Việt Nam, không nên nhầm các tổ chức Việt gian thành “phong trào dân tộc”, càng không nên nhầm phong trào dân tộc chân chính của Việt Nam là “bọn thổ phỉ” hoặc “bị kẻ địch xúi giục”.
- Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tướng Trần Tư Hòa, đại diện Bộ tư lệnh quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tại Việt Nam yêu cầu lùi thời gian tiến hành Tổng tuyển cử và có đại biểu đảng phái chính trị tham gia thành lập Chính phủ Liên hiệp. Cùng ngày, Bác ký Sắc lệnh lùi ngày Tổng tuyển cử tới ngày 6-1-1946.
- Ngày 18/12/1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Bác đã quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Cùng ngày, Bác vẫn gửi tiếp một bức điện cho Thủ tướng Pháp Lêông Blum (Léon Blum) nhằm cứu vãn tình hình bằng việc hoan nghênh ý tưởng cử “một phái đoàn Quốc hội Pháp sang Việt Nam mang tinh thần hữu nghị của nhân dân Pháp tới nhân dân Việt Nam và để nắm bắt tình hình”.
- Ngày 18/12/1954, tại Thủ đô mới giải phóng, Bác đến thăm và nói chuyện với thầy trò các trường phổ thông: Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Trưng Vương. Bác nói: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc… Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải: Học tập... Học phải đi đôi với hành...”.
- Ngày 18/12/1964, đến thăm và nói chuyện với Hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ “Bốn tốt” ở khu vực ngoại thành Hà Nội, Bác căn dặn: “...cần lãnh đạo đưa phong trào ngoại thành tiến lên mạnh mẽ hơn nữa, làm cho ngoại thành thật sự trở thành vành đai đỏ của Thủ đô xã hội chủ nghĩa”.