Thứ hai 25/11/2024 15:33

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 16/11: Bộ Công Thương ban hành các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Sự kiện trong nước

Ngày 16/11/1998, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định 75/1998/QĐ-BCN quy định về việc Ban Chủ nhiệm Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về công nghệ vật liệu sử dụng con dấu của Bộ Công nghiệp.

Ngày 16/11/1999, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/1999/TTLT-BTC-BTM-BCN liên tịch của Bộ Tài chính- Bộ Thương mại- Bộ Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá xuất khẩu trong nước.

Ngày 16/11/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 74/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phát triển tin học, công nghệ và môi trường thành Công ty cổ phần Phát triển tin học, công nghệ và môi trường.

Ngày này năm xưa, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày 16/11/2001, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 pháp lệnh về quảng cáo. Pháp lệnh này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.

Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Ngày 16/11/2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 23/TT-BCT quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Ngày 16/11/2020: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2020/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.

Ngày 16/11/1991: Diễn ra Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XI. Đại hội xác định 5 mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 1991-1995, gồm: Bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có chuyển biến rõ trong xây dựng và quản lý đô thị.. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 51 ủy viên. Đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy.

Ngày 16/11/1989: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký lệnh công bố Pháp lệnh về đê điều. Pháp lệnh này quy định chế độ quản lý và sử dụng đê điều nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng và hộ đê.

Đê điều trong Pháp lệnh này được xác định là các loại đê ngăn nước lũ, nước biển hiện có hoặc xây dựng mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch; cống và các công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê có liên quan đến an toàn của đê; các loại kè được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ đê.

Đê điều là công trình quan trọng được nhân dân ta xây dựng, giữ gìn, tu bổ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

Ngày 16/11/1983: tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V. Đại hội đề ra những nhiệm vụ: Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức; phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lập lại trật tự xã hội trên mặt trận lưu thông phân phối; thực hiện tốt các nhiệm vụ về văn hóa xã hội; tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội… Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Chủ tịch.

Ngày 16/11/1925: Ngày sinh nhà vǎn Nguyễn Thành Long. Ông sinh ra tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và qua đời nǎm 1991 tại Hà Nội, tác giả nổi tiếng với nhiều truyện ngắn trong đó tiêu biểu là truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đại diện cho những con người tốt khắp mọi miền đất nước, những nơi luôn đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

Truyện ngắn Lý Sơn, mùa tỏi có thể nói đó là tác phẩm văn học đầu tiên viết về... tỏi Lý Sơn. Nhờ đọc Lý Sơn mùa tỏi mà không ít độc giả có một đặc sản lúc bấy giờ không mấy người để ý là cây tỏi cũng như địa danh đảo Lý Sơn. Nay thì cả địa danh Lý Sơn lẫn sản phẩm truyền thống là cây tỏi đã nổi tiếng.

16/11/2000: Tổng thống Bill Clinton khởi hành chuyến thăm lịch sử sang Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton là người đã quyết định thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam sau chiến tranh, với chuyến thăm khởi hành từ ngày 16 tháng 11 năm 2000.Chuyến thăm này là dấu mốc quan trọng giúp Việt Nam và Mỹ hàn gắn lại vết thương chiến tranh, chính thức khép lại quá khứ, mở ra tương lai. Kể từ đó, quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại.

Sự kiện quốc tế

Ngày 16/11/1945: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập, là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.

Kể từ khi gia nhập UNESCO vào năm 1976, Việt Nam đã luôn cho thấy là một thành viên có trách nhiệm của UNESCO, với mục tiêu xây dựng hình ảnh của một đất nước Việt Nam mới, đậm đà bản sắc văn hóa, năng động và không ngừng vươn lên.

Ngày 16/11/1994: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực. Đây là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến năm 1982. Tuy nhiên, công ước này phải qua nhiều lần chỉnh sửa mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.

UNCLOS là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho công cuộc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế đã từng đưa ra phán quyết cho rằng những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là trái với UNCLOS.

Ngày 16/11/1849: Một tòa án Nga kết án tử hình nhà văn Fyodor Dostoevsky với tội danh chống chính phủ. Bản án được huỷ vào phút chót trước khi được thi hành bởi lệnh ân xá của hoàng đế Nga Nikolai đệ nhất, nếu không thế giới và nước Nga sẽ mất đi một trong những nhà vãn vĩ đại nhất. Tuy nhiên phải 5 năm sau nhà văn mới được tha tù sau khi thụ án lao động khổ sai.

Fyodor Dostoevsky sinh năm 1821 và mất năm 1881. Văn chương Fyodor Dostoevsky bất hủ nhờ được nhào nặn từ vốn sống dày dạn, thấm đẫm tư tưởng nhân văn qua các tác phẩm Đêm trắng, Anh em nhà Karamazov, Tội ác và hình phạt, Lũ người quỷ ám, Thắng ngốc và nhiều tác phẩm khác. Ông đề cao tình người, sự giác ngộ, khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu nói nổi tiếng của ông là “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”.

Ngày 16/11/1942: Chiến dịch Bó đuốc tại mặt trận Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của phe Đồng Minh. Cùng với trận El Alamein lần thứ hai và chiến dịch Tunisia, mặt trận này còn làm nên tên tuổi của thống chế người Đức Erwin Rommel, người có biệt danh "Cáo sa mạc" cùng Quân đoàn Phi Châu của ông cũng như tướng Anh Bernard Law Montgomery nhờ chiến thắng quân Đức tại El Alamein. Thắng lợi của quân Đồng minh ở mặt trận này giúp họ đổ bộ dễ dàng vào đảo Sicilia của Ý vào tháng 7/1943 và loại nước này ra khỏi vòng chiến sau đó đồng thời giảm bớt áp lực cho Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 16/11/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội đồng Chính phủ bàn về các vấn đề liên quan đến bầu cử, vấn đề khuyến nông và tư pháp. Bác đề nghị Chính phủ ra thông báo nói rõ ai cũng có quyền ứng cử, dự ở đảng phái nào hay không đảng phái.

Ngày 16/11/1946: Bác họp báo trả lời những vấn đề thời sự. Về kết quả bầu cử tại nước Pháp, Bác khẳng định: “Dù là phái hữu thắng hay phái tả thắng, nhân dân Pháp bao giờ cùng vẫn như trước: Nghĩa là ủng hộ nền độc lập và thống nhất của Việt Nam... Còn dân Việt Nam, thì dù phái hữu thắng hay phái tả thắng trong cuộc tuyển cử ở Pháp, dân Việt Nam cũng phải đòi cho được độc lập và thống nhất, tuy vẫn ở trong Khối Liên hiệp Pháp”. Về chủ trương Liên bang Đông Dương do Pháp đưa ra, Bác trả lời: “để làm thành một cái gì gian trái, ràng buộc quyền tự do, quyền sinh hoạt của chúng tôi, nhất định không thể xong được. Bởi vì ai cũng muốn sống tự do. Và không ai nên tìm cách lừa bịp lẫn nhau”.

Ngày 16/11/1953: Báo “Nhân Dân” đăng bài thơ của Bác có nhan đề: “Kế hoạch Nava, đầu voi đuôi chó” biểu dương quân và dân Ninh Bình, Thanh Hóa chống càn thắng lợi và nhắc nhở: Quân dân ta anh dũng/Đánh cho giặc phải tan/Đuổi chúng khỏi Nho Quan/Ngăn chúng vào Thanh Hóa/20 ngày ròng rã/Diệt chúng gần bốn ngàn/Kế hoạch Nava tan/Thành đầu voi đuôi chó/Tuy vậy/Kẻ thù đang còn đó/Chó dại sẽ cắn càn/Chúng ta chớ chủ quan/Chúng ta chớ khinh địch/Giặc có thể đột kích/Chúng ta phải đề phòng/Quân dân đoàn kết một lòng/Kháng chiến thắng lợi, cờ hồng tung bay”.

Ngày 16/11/1954: Dự họp Bộ Chính trị bàn về thi hành Hiệp nghị Giơnevơ, Bác gợi ý về phương châm đấu tranh: “Cần huy động các đoàn thể nhân dân, kể cả những người công giáo tiến bộ ở Pháp... Đấu tranh phải có sự kết hợp giữa quần chúng và các đoàn thể. Đấu tranh phải liên tục, phải có mục tiêu cụ thể. Đấu tranh phải có hợp tác, trong hợp tác có phân công phù hợp với từng ngành, từng người”.

Ngày 16/11/1959: Phát biểu tại Hội nghị Ban Bí thư thảo luận về quy hoạch thành phố Hà Nội, Bác căn dặn: “trong thiết kế phải đồng bộ (đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện...), tránh cản trở sự đi lại của nhân dân; phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi và phải thực hiện nhanh, nhiều, tốt, rẻ” và “lưu ý đặc biệt đến sự trợ giúp của các nước anh em”.

Ngày 16/11/1967: Bác gửi thư khen và tặng huy hiệu cho các chiến sĩ thuộc Trung đội nữ dân quân xã Vũ Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã bắn rơi tại chỗ một máy bay phản lực Mỹ.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực