Thứ năm 14/11/2024 10:22

Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Ngày này năm xưa 14/3 là ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma; Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 14/3/1900, ngày sinh của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ. Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu, sinh tại phố Hàng Hòm, Hà Nội. Ông là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, một “ngòi bút chiến đấu”, góp thêm tiếng cười lạc quan vào cuộc sống và chiến đấu của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược. Với gần nửa thế kỷ lao động văn học bền bỉ, nhà thơ Tú Mỡ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thơ ca trào phúng dân tộc. Trong đó phải kể đến các tác phẩm: “Dòng nước ngược”, “Nụ cười kháng chiến”, “Địch vận diễn ca”, “Anh hùng vô tận”, “Trung du cười chiến thắng”... Tú Mỡ mất năm 1976. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Ngày 14/3/1982, ngày mất Nhà văn Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Các tác phẩm chính của Hoài Thanh gồm có: Thi nhân Việt Nam (cùng viết với Hoài Chân) Có một nền vǎn hoá Việt Nam, Phê bình và tiểu luận, Truyện thơ.

Ngày 14/3/1988, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỗi khi nhắc lại sự kiện này, bên cạnh sự căm phẫn trước hành động ngang ngược, tàn bạo của kẻ thù, trong lòng mỗi người lại dâng lên niềm xót thương và sự cảm phục trước tinh thần của những người lính hải quân - những người con đất Việt anh hùng đã làm nên “vòng tròn bất tử Gạc Ma”.

Ngày này năm xưa 1988 la ngày Tàu HQ-505, con tàu duy nhất không bị chìm đã “ủi bãi” thành công lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam. Đảo Cô Lin vì thế được giữ vững đến hôm nay. Với chiến công oanh liệt, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh tư liệu/TTXVN

Ngày 14/3/2023 là tròn 35 năm kể từ khi xảy ra sự kiện bi tráng Gạc Ma và sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Máu các anh hòa cùng biển cả, tạo thành một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tình yêu biển đảo Tổ quốc.

35 năm trôi qua nhưng ký ức bi tráng về các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma không thể xóa nhòa, đó là một phần lịch sử không thể nào quên và không ai được quên. Những người lính năm ấy ra Gạc Ma và may mắn trở về, những thế hệ trẻ tiếp bước cha anh làm nhiệm vụ giữ biển đảo và người dân Việt Nam luôn nhớ về sự kiện Gạc Ma, thắp nén tâm nhang tưởng nhớ những người lính hy sinh cho Tổ Quốc trường tồn.

Ngày 14/3/2015, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BGTVT ngày 14/3/2017 cua Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 401/QĐ-TTg, Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Quyết định này được ban hành nhằm tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở trong việc xây dựng cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

Cùng ngày 14/3/2016, Chính phủ ban hành Quyết định số 400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Danh mục dự án do tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tài trợ.

Theo đó, Chính phủ phê duyệt Phê duyệt danh mục Dự án “Hỗ trợ Chính phủ xây dựng chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách liên quan thông qua xây dựng năng lực thể chế” do UNIDO tài trợ với các nội dung chính sau: Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Công Thương; Mục tiêu Dự án: Nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam thông qua xây dựng chiến lược ngành cũng như các chính sách công nghiệp cụ thể, góp phần tăng cường năng lực thể chế của Chính phủ và khu vực tư nhân.

Các kết quả của Dự án:

- Tăng cường năng lực thể chế trong việc xây dựng các báo cáo công nghiệp cho khu vực công và tư.

- Hưởng lợi từ các chính sách và kinh nghiệm phát triển công nghiệp nước ngoài.

- Cải thiện chiến lược công nghiệp Việt Nam dựa trên báo cáo công nghiệp có sẵn và năng lực thể chế được củng cố.

- Xây dựng chính sách công nghiệp cụ thể triển khai chiến lược công nghiệp chung.

Ngày 14/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2017/NĐ-CP quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia năm 2016.

Xuất khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh giữa Việt Nam và Campuchia

Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký tại Hà Nội ngày 26 tháng 10 năm 2016 (sau đây viết tắt là Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia năm 2016) và điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia năm 2016.

Nghị định cũng quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia có tên trong Danh mục các mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp.

2. Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Riêng mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Ngày 14/3/2017, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính nhà nước.

Ngày 14/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Sự kiện quốc tế

Ngày 14/3/1945, quả bom Grand Slam nặng 10 tấn do không quân Hoàng gia Anh thả xuống phát nổ tại Đức. Đây là quả bom nặng nhất được sử dụng trong thế chiến thứ II.

Ngày 14/3/1883, Karl Marx, nhà triết học, kinh tế học, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, qua đời tại Luân Đôn trong cảnh nghèo khó.

Chân dung Karl Marx

Ngày 14/3/1879, ngày sinh Anbe Anhxtanh. Ông là nhà bác học vĩ đại bậc nhất của thế kỷ XIX, nhà vật lý lý thuyết người Đức, một trong người sáng lập vật lý học hiện đại.

Ngày 14/3/1492, Nữ hoàng Isabella I của Castille ra lệnh trục xuất 150.000 người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha nếu họ không chịu cải sang Thiên Chúa giáo.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 14/3/1948, từ chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ gửi thư cho một bạn cũ người Italia tham gia Đảng Xã hội Pháp tên là Misen Decchini (Michele Zecchini) đã từng giúp đỡ Bác thời gian mới từ Anh trở lại Pháp hoạt động. Trong thư, Bác viết về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, thể hiện quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta và về bệnh phổi cùng những khó khăn khi phải chống chọi với khí hậu ẩm ướt trên rừng núi chiến khu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo trong một phiên họp tại chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Ngày 14/3/1954, Bác Hồ gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Trong thư Bác viết: “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”.

Ngày 14/3/1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị cán bộ Công đoàn. Phát biểu trước đội ngũ cán bộ công đoàn, Người nêu rõ những nhiệm vụ của giai cấp công nhân, của công đoàn hiện nay và những biện pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó. Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng con người toàn diện: “Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải có tinh thần làm chủ đất nước, chống tư tưởng làm thuê, làm mướn ngày trước, vì bây giờ mình làm cho gia đình mình, cho con cháu mình. Phải đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, chống thói kèn cựa, suy bì, ích kỷ”.

Lá cờ đỏ sao vàng "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954

Ngày 14/3/1960, Bác viết bài “Học tập không mỏi, cải tiến không ngừng” đăng trên Báo Nhân Dân phân tích: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới… Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”. Cho nên, phải “học, học nữa, học mãi” như Lê-nin đã dạy.

Ngày 14/3/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Làm thế nào cho lạc thêm vui”, với bút danh T.L., đăng Báo Nhân dân, số 2912. Bài báo phê bình hiện tượng nhân dân Nghệ An dùng lạc phung phí trong khi đang cần tiết kiệm lạc để xuất khẩu đổi lấy máy móc và nguyên liệu. Theo tác giả, nếu các cán bộ phụ trách hiểu rõ lợi ích của việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp để giải thích cho đồng bào, nếu các cán bộ thu mua biết tổ chức khéo, làm đúng chính sách, đi đúng đường lối quần chúng thì chắc chắn đồng bào sẽ vui lòng tiết kiệm các nông sản để bán cho Nhà nước xuất khẩu. Tác giả kết luận bằng 2 câu thơ: “Làm thế nào cho “lạc” thêm vui? Đổi lấy máy móc, thì bầy tui quyết làm!”.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ