Chủ nhật 29/12/2024 20:23

Ngày này năm xưa 11/9: Thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại; Vụ tấn công 11/9

Ngày này năm xưa 11/9: Bộ Công Thương ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Vụ tấn công tại Mỹ 11/9.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 11/9 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 11/9/1746: Ngày mất của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, người làng Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (tỉnh Hưng Yên). Bà là con Đoàn Doãn Nghi, em Đoàn Doãn Luân, hai người đều đỗ Hương Cống, nhưng không ra làm quan chỉ ở nhà dạy học.

Ngoài bản dịch nổi tiếng "Chinh phụ ngâm" (nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn), bà còn viết tập truyện chữ Hán "Truyện kỳ tân phả" và nhiều thơ phú khác.

- Từ ngày 17/7 đến 11/9/1928, Đại hội lần thứ 6 của Quốc tế cộng sản họp đã thông qua bản "Đề cương về Cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa".

Bản đề cương nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng là "phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản". Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng đó là "Giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa đế quốc; tổ chức Xô Viết công nông, lập chuyên chính công nông củng cố quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản..."

Bản đề cương đã góp phần lớn vào việc phát triển phong trào Cách mạng ở Việt Nam. Là một yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh thêm quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Từ ngày 11/9 đến 16/9/1961, đã diễn ra Hội nghị Thuỷ lợi toàn miền Bắc. Hội nghị tổ chức tại Hưng Yên, một trong những tỉnh có nhiều thành tích về công tác thuỷ lợi và biện pháp cụ thể nhằm đưa công tác thuỷ lợi tiến lên phục vụ tốt kế hoạch 5 năm phát triển nông nghiệp.

- Ngày 11/9/2000, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 51/2000/QĐ-BCN về việc thành lập Công ty Công nghệ thông tin GENPACIFIC đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam.

EVNHANOI tuyên truyền an toàn điện tại các công trình có nguy cơ vi phạm hành hang bảo vệ an toàn lưới điện. Ảnh minh họa

- Ngày 11/9/2001, Bộ Công nghiệp ban hành Thông tư số 07/2001/TT-BCN hướng dẫn thực hiện một số nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

- Ngày 11/9/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 144/2003/QĐ-BCN về việc sửa đổi khoản 1 Điều 1 QĐ số 121/2003/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2003 của BT Bộ Công nghiệp về chuyển XN Cơ điện thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.4

- Ngày 11//9/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4951/QĐ-BCT về việc thành lập Ban điều hành dự án "Nghiên cứu Tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng Việt Nam".

- Ngày 11/9/2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 33/2010/TT-BCT quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.

- Ngày 11/9/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8121/QĐ-BCT về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương.

- Ngày 11/9/2020, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 6747/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Sự kiện quốc tế

- Sáng 11/9/2001, Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York đã bị tấn công. 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines và cho hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.

Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.

Một chiếc Boeing 757 thuộc Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines bị cất cánh muộn, phi hành đoàn và hành khách đã kịp nghe về vụ tấn công tại New York. Các hành khách trên máy bay quyết định chống lại bọn không tặc khiến máy bay rơi xuống Shanksville, bang Pennsylvania lúc 10h03 (giờ địa phương).

Đây được đánh giá là vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử loài người, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Cuộc khủng bố này đã khiến cho nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái bị ảnh hưởng trầm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế khác. Nó gây tác động trực tiếp đến ngành vận tải hàng không, du lịch...

Gần 3.000 người đã thiệt mạng do hai vụ tấn công khủng bố tại Trung tâm Thương mại thế giới ngay 11/9/2011. (Ảnh: Reuters)

Hiện khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ngày nay đã thay đổi hoàn toàn, với nền móng của hai tòa tháp đôi trở thành "Địa điểm số 0", nơi người ta xây dựng hai hồ nước và tòa nhà tưởng niệm các nạn nhân. Năm 2007, tòa WTC 7 được mở cửa sau quá trình xây mới hoàn toàn, đánh dấu sự hồi sinh của khu phức hợp WTC. Các công trình tưởng niệm cũng được dựng lên tại Lầu Năm Góc và nơi Chuyến bay 93 lao xuống đất. Mỗi năm, cứ đến ngày 11/9 lại có nhiều người về các khu tưởng niệm để đặt hoa và tưởng nhớ người đã mất.

Vụ tấn công 11/9/2001 đã trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất lịch sử thế giới.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 11/9/1924, tại Mát-xcơ-va, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Quốc tế Cộng sản cho biết “Tôi đến Mát-xcơ-va vào tháng 7/1923. Tôi sẽ ra đi sau 3 tháng lưu lại ở đây. Vì lý do này hay lý do khác, việc lên đường của tôi đã bị hoãn hết tuần này sang tuần khác, rồi hết tháng này sang tháng khác”. Lá thư cho biết lúc đầu khó khăn do những điều kiện của Quốc tế Cộng sản, còn lúc này là do nội chiến ở Trung Quốc, “Và việc lên đường của tôi một lần nữa lại phải hoãn vô thời hạn... Và ngày mai sẽ là chuyện gì khác?”. Bức thư cho thấy nhà cách mạng Việt Nam đang khao khát trở về gần với Tổ quốc của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch trong ngày Tết Trung thu năm 1961. Ảnh tư liệu

Ngày 11/9/1931, liên quan đến “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, phiên toà thứ 8 được xét xử vẫn đưa ra quyết định trục xuất Tống Văn Sơ khỏi Hồng Kông và chỉ định phương tiện, thực chất là trao cho thực dân Pháp. Luật sư Ph.Gienkin đã vận dụng “Luật Bảo thân” (Habeas Corpus) để phản đối bản án và kháng nghị lên Hội đồng Cơ mật của Anh.

Ngày 11/9/1945, báo “Cứu Quốc” đăng bài “Cách tổ chức các Ủy ban nhân dân” của Bác khẳng định đây “là hình thức Chính phủ trong các địa phương, sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Toàn thể nhân dân Việt Nam (trừ bọn Việt gian bị tước công quyền) từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, giàu nghèo, Việt Minh hay ngoài Việt Minh, ai cũng có quyền ứng cử hay bầu cử người vào các Ủy ban này... Xem như trên, Ủy ban nhân dân tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan do bọn thống trị cũ đặt ra”.

Ngày 11/9/1946, tại Pari, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một sĩ quan Mỹ và chuyển lời ghi âm “Tuyên bố với nhân dân Mỹ” với nội dung yêu cầu Chính phủ Pháp “Chấm dứt mọi tuyên truyền thiếu thiện chí ở Nam Kỳ".

Ngày 11/9/1954, Báo Nhân Dân đăng “Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu”, trong đó có đoạn: “Trung thu này là Trung thu hòa bình đầu tiên, sau tám chín năm kháng chiến anh dũng của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến cứu nước, các cháu cũng có đóng góp một phần. Nhân dịp này, Bác gửi lời thân ái khen ngợi các cháu... Đến ngày Nam Bắc một nhà, Các cháu xúm xít, thì ta vui lòng”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển