Thứ bảy 28/12/2024 09:02

Ngành thương mại dịch vụ Đồng Nai đạt kết quả khả quan trong 9 tháng năm 2022

Doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau Covid-19, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đáng chú ý là các lĩnh vực thương mại dịch vụ

Lĩnh vực thương mại dịch vụ, các hoạt động giao thương của Đồng Nai trên thị trường diễn ra khá sôi động do các doanh nghiệp trên đia bàn đã phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19.

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh Uỷ và Nghị quyết số 32/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh. UBND tỉnh triển khai kịp thời công tác giao chỉ tiêu kế hoạch KT-XH năm 2022 cho các ngành và địa phương làm căn cứ phấn đấu thực hiện. Các cấp các ngành chức năng của tỉnh đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đáng chú ý là các lĩnh vực, thương mại dịch vụ, giá cả thị trường từng bước ổn định trở lại.

Theo báo cáo của Sở công thương Đồng Nai, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 09 ước đạt 19.94,67 tỷ đồng, tăng 3% so tháng trước và tăng 53,27% so tháng cùng kỳ. Trong đó mảng thương mại dịch vụ sở dĩ tháng 9 tăng cao so cùng kỳ là do tháng 9/2021 toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm sâu. Lũy kế 09 tháng đầu năm đạt 168.613,31 tỷ đồng, tăng 22,66% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 8.294,24 tỷ đồng, tăng 9%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 156.804,45tỷ đồng, tăng 23,48%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3.514,62 tỷ đồng, tăng 22,42% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng cao do từ tháng 7 năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lĩnh vực thương mại, dịch vụ hạn chế hoạt động, thậm chí là tạm ngưng hoạt động trong quý III/2021, năm 2022 hoạt động trở lại; Mặt khác do chiến sự Nga - Ukraina làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, vận chuyển, hàng hóa đầu vào giá tăng cao, đã tác động đến giá thành của hàng hóa, làm cho các nhóm hàng hóa bán ra tăng theo.

Hoạt động kết nối giao thương Đồng Nai (Minh họa)

Tháng 9/2022 giá mặt hàng xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm do ảnh hưởng của giá thế giới và chính sách bình ổn giá xăng dầu trong nước, tác động đến giá cả của hàng hóa trên thị trường xã hội có xu hướng giảm nhẹ so với tháng trước. Riêng giá nhóm giáo dục tăng cao nhất (tăng 2,14%), do thời điểm này học sinh các cấp bắt đầu vào năm học mới, nhu cầu mua sắm sách vở và dụng cụ học tập tăng cao, mặt khác một số trường trên địa bàn thực hiện tăng học phí năm học mới đối với trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2022 so với tháng trước giảm 0,12%,có 5/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước như:nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,07%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,04%;nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%;nhóm giáo dục tăng 2,14%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%; Có 01 nhóm hàng có chỉ số giá ổn định là thuốc và dịch vụ y tế; Có 05/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so tháng trước là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,09%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,19%; nhóm giao thông giảm 2,35%. Nguyên nhận một số nhóm hàng giảm là nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân hiện nay, do tình hình khó khăn chung, thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu, nên việc chi tiêu phụ thuộc vào bản chất của nhu cầu tiêu mà con người phải xem xét. Nguợc lại có những mặt hàng giá tăng do người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2022 so với tháng 12/2021 tăng 3,82%(tức là chỉ số giá 9 tháng tăng 3,82%).Nguyên nhân 09 tháng năm 2022 hầu hết giá tiêu dùng đều có biến động tăng bởi vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và giá vật tư nguyên liệu đầu vào những tháng trước đây, do đó hầu hết các nhóm hàng đều có chỉ số giá tăng như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,73%;đồ uống và thuốc lá tăng 1,39%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,79%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 3,47%; thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 2,36%; nhóm giao thông tăng 2,51%; giáo dục tăng 12,94%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 11,29%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,41% so với tháng 12/2021. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,31% so với tháng 12/2021.

Nhìn chung, chỉ số giá bình quân 09 tháng năm 2022, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 01 nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,36%. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng khá, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (+16,66%) do ảnh hưởng của tình hình Chiến sự bất ổn trên thế giới làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu, nguyên vật liệu xây dựng, sắt thép, thức ăn giá súc, gia cầm… tăng cao trong quý II/2022, dẫn đến các nhóm hằng hóa có chỉ số giá tăng khá so cùng kỳ như; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,79% do nhu cầu của người dân tăng sau thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Tin cùng chuyên mục

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất