Thứ tư 27/11/2024 20:13

Ngành thực phẩm sẽ có nhiều biến động năm 2022

Dự báo ngành thực phẩm sẽ có nhiều biến động trong năm 2022, để thích ứng các doanh nghiệp ngành thực phẩm đẩy mạnh ứng dụng số hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Lý Kim Chí – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA) về vấn đề này.

Trong năm 2021, so với những lĩnh vực khác, ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng vẫn duy trì hoạt động tốt, xin bà cho biết những kết quả đạt được của ngành hàng này?

Bà Lý Kim Chí – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA)

So với các ngành khác, ngành thực phẩm có một lợi thế đặc biệt, mặc dù dịch bệnh xảy ra rất nghiêm trọng nhưng nhìn chung nhu cầu thực phẩm của người dân về cơ bản là không thay đổi. Vấn đề quan trọng là cung phải đáp ứng đủ cho cầu. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, mặc dù phải giãn cách xã hội, có giai đoạn doanh nghiệp (DN) phải thực hiện chính sách 3 tại chỗ, giảm thiểu số lượng lao động sản xuất trong cùng một phân xưởng, nhưng các DN ngành thực phẩm đã cố gắng làm hết công suất, vừa sản xuất vừa chống dịch để đảm bảo vừa an toàn cho người lao động vừa cung ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho toàn xã hội.

Đồng thời duy trì tốt chuỗi cung ứng không để xảy ra tình trạng thiếu về thực phẩm, giữ giá bán không tăng cũng như tạo công ăn việc làm, chăm lo an sinh cho một lực lượng lớn người lao động và chung sức cùng TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ tài lực, vật lực cho công tác chống dịch. Theo tôi đó không chỉ kết quả mà là thành tựu to lớn của ngành thực phẩm. Đến bây giờ đa phần các DN trong ngành của chúng tôi còn trụ được, những DN này cũng giống như những F0 vừa khỏi bệnh, sức đề kháng sẽ gia tăng trước các hoàn cảnh bất lợi và tìm kiếm những cơ hội để phục hồi bức phá và phát triển trong thời gian tới.

Sau một năm đầy khó khăn, thách thức do dịch bệnh, đến nay chúng ta đang trở lại trong trạng thái “bình thường mới”. Với những diễn biến như hiện nay, bà có kỳ vọng nào trước thềm năm 2022?

Trước những khó khăn của DN do tác động từ đại dịch Covid 19, ngày 11/10/2021, Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ được ban hành và chính thức có hiệu lực trong công tác phòng chống dịch là giải pháp kịp thời, giúp "cởi trói" tinh thần cho DN và được cộng đồng DN đánh giá cao.

Quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong điều kiện “bình thường mới” chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, các DN chúng tôi mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay tôi mong chờ và kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm ban hành một chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế với các chính sách được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các DN xây dựng phương án phục hồi và phát triển khi năm 2022 đang đến rất gần.

Song song đó, tỷ lệ bao phủ vaccine rộng hơn, tôi cảm thấy lạc quan hơn và tin rằng nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh sẽ phục hồi và tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.

Dự báo ngành thực phẩm sẽ có nhiều biến động năm 2022

Có thể nói con đường ở phía trước vẫn còn dài và chưa thể lường trước những diễn biến xảy ra, với kinh nghiệm từ 2021, trong năm 2022 Hội và các DN ngành lương thực thực phẩm sẽ có những chiến lược hoạt động như thế nào để đảm bảo mục tiêu kinh doanh?

Theo tôi, thời gian tới cộng đồng DN sẽ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc và thói quen tiêu dùng thời gian qua cũng cho thấy xu hướng thay đổi và sự thay đổi này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới đòi hỏi DN phải thích ứng tốt hơn. Đặc biệt, nếu tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các DN ở nhiều mặt.

Do đó, để thích ứng tốt hơn và phát triển phù hợp với tình hình mới, các DN đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kỹ thuật số cho hệ thống của DN và số hoá chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ năng hiện được các DN triển khai trên quy mô lớn để giải quyết vấn đề gián đoạn sản xuất, cung ứng và thay đổi việc làm hậu Covid-19 một cách hiệu quả đối với cả DN và người lao động của mình để phát huy hiệu quả kết hợp nhân lực - máy móc đáp ứng những yêu cầu mới.

Đặc biệt, để hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu đối với từng loại sản phẩm kinh doanh và tiếp cận marketing, đáp ứng hiệu quả kỳ vọng của người tiêu dùng thì một số DN lớn đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ và dữ liệu, đây là một công cụ vô cùng cần thiết.

Bà có dự báo gì về thị trường thực phẩm, hàng tiêu dùng trong năm 2022?

Từ tình hình thực tế hiện nay, chúng ta có thể nhận định trong năm tới thị trường thực phẩm, hàng tiêu dùng sẽ có nhiều biến động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dân sắp đến, do tình hình dịch vừa qua nên có thể mức tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu sẽ giảm so với năm ngoái.

Đồng thời, giá thực phẩm tiếp tục chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi giá năng lượng và cước phí vận chuyển tiếp tục ở mức cao ngất, cộng thêm thời tiết bất lợi sẽ có khả năng đẩy giá tiếp tục leo thang. Mặc dù, giá sản xuất tăng như thế nhưng các DN của chúng tôi vẫn cố gắng giữ mức tăng ở mức thấp nhất để kích cầu tiêu dùng. Năm nay nếu DN sản xuất tăng giá nhiều sẽ rất khó bán hàng, rủi ro lớn nên các DN đang tập trung nhiều chương trình khuyến mãi để làm nóng sức mua của thị trường và tập trung vào các mặt hàng ở phân khúc bình dân.

Xin cảm ơn bà!

Thanh Minh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

PC Quảng Trị: hơn 8.000 khách hàng tham gia thi đua 'Hộ gia đình tiết kiệm điện' năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

BCG Eco hợp tác với đối tác Singapore thúc đẩy dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán