Chủ nhật 24/11/2024 22:28

Ngành thép: Giảm phát thải khí nhà kính qua chuyển đổi năng lượng

Chiếm khoảng 17% tổng lượng phát thải toàn quốc, chuyển đổi năng lượng là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành thép hiện nay nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Phát thải lớn do sử dụng than cốc

Hiện, cả nước có trên 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất gang thép, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho xã hội. Song, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (than) nên lượng phát thải khí CO2 ra môi trường rất lớn. Đặc biệt, quá trình sản xuất gang thép đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường với lượng bụi lên tới hàng triệu tấn/năm. Việc phát thải lớn lượng khí nhà kính như CO2, NO2... cũng đã và đang góp phần làm biến đổi khí hậu.

Khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tại một số công ty sản xuất thép như Formosa... cho thấy, để sản xuất ra 10 triệu tấn thép, các nhà máy phát thải ra môi trường khoảng 21 triệu tấn khí CO2. Việc sử dụng than luyện cốc chính là nguồn phát thải lớn nhất trong các nhà máy sử dụng công nghệ BOF. Phần lớn phát thải và tiêu thụ năng lượng do các nhà máy sử dụng công nghệ lò thổi ôxy BOF chiếm 77% tổng phát thải trong năm 2018 và có thể tăng lên 92% năm 2025.

Sản xuất thép tiêu tốn nhiều năng lượng yêu cầu sớm chuyển đổi năng lượng để giám phát thải khí nhà kính. Ảnh: Nguyễn Sơn

Theo ông Chu Đức Khải - Chủ tịch Hội Đúc và Luyện kim, ước tính, sản xuất 1 tấn thép phát thải ra khoảng 2 tấn CO2. Trên thế giới, ngành sản xuất thép hiện chiếm từ 7 - 9% lượng khí thải toàn cầu, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam là 17%. Để sản xuất thép "xanh", doanh nghiệp không chỉ phải chuyển đổi công nghệ để tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiên liệu xanh, ngành thép sẽ phải cần một lượng hydro khổng lồ. Trong khi đó, cường độ phát thải tại các nhà máy sử dụng công nghệ EAF (công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang) ở Việt Nam hiện nay cao hơn so với mức trung bình thế giới 1,5 - 2 lần, do tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều trong sản xuất điện. Phát thải toàn ngành năm 2025 dự kiến khoảng 122,5 triệu tấn, năm 2030 khoảng 132,9 triệu tấn CO2, chiếm 17% tổng phát thải toàn quốc.

Cần sớm chuyển đổi năng lượng

Theo ông Chu Đức Khải, mỗi công đoạn đều phát sinh các chất thải (rắn, khí, bụi và nước thải) sẽ tác động lớn đến khí hậu nếu không qua xử lý. Do đó, mỗi doanh nghiệp trong ngành thép cần hành động tích cực nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường, đồng thời giảm lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất.

Ông Khải gợi ý, nếu thực hiện sử dụng các nguồn điện năng từ năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời..., tiềm năng giảm phát thải khí CO2 vào khoảng 13,5%/năm; nếu sử dụng than sinh khối, tiềm năng giảm phát thải có thể đạt được thông qua giải pháp này là rất lớn, khoảng 25%/năm. Đặc biệt, nếu sử dụng điện tái tạo trong công nghệ EAF (công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang) thì tiềm năng giảm phát thải lên đến 70%.

Tuy nhiên, điều các doanh nghiệp cần làm là lựa chọn, áp dụng công nghệ khai thác, chế biến và sản xuất thép tiên tiến; chú trọng công nghệ sản xuất sạch hơn; đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, lấy việc phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, hạn chế phát sinh gây tác động tiêu cực bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư, nguyên nhiên liệu; kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn để đảm bảo không thải ra môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đối khí hậu.

Trao đổi về lĩnh vực này, ông Hoàng Văn Tâm - Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (Bộ Công Thương) - cho biết, việc tạo tín chỉ carbon và bán ra thị trường là hướng đi mới đang được Bộ Công Thương triển khai thí điểm với ngành thép, nhằm khuyến khích các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Hiện, Bộ đang phối hợp cùng nhiều bộ, ngành, đối tác quốc tế tìm kiếm cơ hội hợp tác, huy động các nguồn tài chính; xác định công cụ định giá carbon khả thi với ngành thép và đề xuất lộ trình áp dụng công cụ định giá carbon. Ông Tâm cũng nhìn nhận, phát triển thị trường carbon sẽ mang lại cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc mua bán tín chỉ carbon, mở ra nhiều hướng đi mới bảo vệ môi trường và yêu cầu các cơ sở sản xuất đầu tư giảm thiểu khí thải hoặc trả tiền để mua tín chỉ carbon.

Kết quả của dự án hợp phần trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ là tiền đề cơ bản cho việc triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Phát thải khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á