Thứ hai 23/12/2024 04:40

Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Nguồn trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến, do đó còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngành sữa tăng sản lượng.

Theo TS. Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, ngành sữa được coi là ngành kinh tế có vị trí trong sự phát triển của đất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn là những điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sữa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành sữa Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sữa, kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phí cũng như các chính sách, cơ chế khuyến khích từ Nhà nước.

Sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Tại Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương tổ chức gần đây, các chuyên gia đánh giá, sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010, các định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến nay tuy chưa đạt được đầy đủ một số mục tiêu đề ra nhưng cũng có bước phát triển mạnh mẽ.

Sản phẩm của một số doanh nghiệp ngành sữa không những được tiêu dùng và có uy tín ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang thị trường gần 60 nước trên thế giới. Các doanh nghiệp ngành sữa đã chủ động, sáng tạo tìm hướng đi thích hợp như đầu tư công nghệ mới, thiết bị dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại cùng với hệ thống phân phối thông minh để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao và có uy tín đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh những thành tựu trong thời gian qua, phát triển ngành sữa Việt Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế. Đến nay, Việt Nam mới chỉ có 25% tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở các trang trại, với trên 70.000 bò sữa (chủ yếu tại trang trại của công ty Vinamilk và TH Milk).

Tuy nhiên, do nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi và giá trị đầu tư chăn nuôi còn vẫn cao dẫn đến các sản phẩm sữa của Việt Nam có giá thành cao so với sản phẩm sữa cùng loại trên thế giới. Mạng lưới sản xuất nguyên liệu sữa tươi và khu vực chế biến sữa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành.

Ở nhiều địa phương, việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến mất cân đối với nguồn nguyên liệu, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dẫn tới phát triển ngành chưa ổn định, không bền vững.

Công nghiệp chế biến sữa vẫn còn hạn chế, dẫn đến đóng góp của công nghiệp chế biến trong nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa hàng hoá hiện nay vẫn còn thấp. Chất lượng và chủng loại sản phẩm sữa chưa đa dạng, phát triển các sản phẩm từ sữa chưa nhiều, tính cạnh tranh kém, giá trị gia tăng chưa cao, sản phẩm chế biến còn đơn điệu, việc đầu tư chế biến sâu, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng sản phẩm chế biến.

Đặc biệt, các sản phẩm chế biến sau sữa chưa đáp ứng được thị trường nội địa và xuất khẩu. Nguồn cung nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến sữa trong nước. Sản xuất sữa nguyên liệu phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi nguồn sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu cũng gia tăng nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp chế biến.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN