Ngành ô tô Mỹ đình trệ và xói mòn sau thương chiến với Trung Quốc

Chiến tranh thương mại của cựu Tổng thống Donald Trump đã nhấn chìm xuất khẩu hàng sản xuất của Mỹ và vô tình giúp chuyển công việc sản xuất ô tô sang Trung Quốc khi các nhà sản xuất ô tô, bao gồm BMW và Tesla, đối phó với sự bất ổn mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách chuyển nhiều sản xuất hơn qua Thái Bình Dương.

Đó chỉ là một trong những cách mà cuộc chiến thương mại của Trump và thỏa thuận "giai đoạn một" với Trung Quốc, được ký một năm trước, dường như đã phản tác dụng, theo một báo cáo gần đây được công bố bởi Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE), một tổ chức chính sách thương mại có trụ sở tại Washington, DC khi Tổng thống Joe Biden rà soát chính sách thương mại của người tiền nhiệm sẽ xem xét nên duy trì chính sách nào, cho thấy thuế quan của Trump đã gây thiệt hại đáng kể cho chính các lĩnh vực của nền kinh tế mà họ được cho là sẽ giúp đỡ.

Ngành ô tô Mỹ đình trệ và xói mòn sau thương chiến với Trung Quốc

Chad Bown, thành viên cấp cao tại PIIE cho rằng, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai đối với ô tô do Mỹ sản xuất vào năm 2017, năm cuối cùng trước khi cuộc chiến thương mại của Trump bắt đầu.

Tuy nhiên, sau một loạt các đợt tăng thuế quan ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc, thì xuất khẩu ô tô của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm hơn 1/3. Mức thuế cao hơn đối với các phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, trong khi thuế trả đũa của Trung Quốc đối với ô tô do Mỹ sản xuất làm tăng giá và giảm nhu cầu ở Trung Quốc.

Để tránh những chi phí đó và để tránh sự gia tăng bất ổn, một số nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu thay đổi chuỗi cung ứng - nhưng không phải theo hướng mà Nhà Trắng đang hy vọng. Ví dụ, BMW đã chuyển phần lớn việc sản xuất xe thể thao đa dụng X3 từ Spartanburg, Nam Carolina, sang Trung Quốc sau khi báo cáo rằng thuế quan đã cắt giảm lợi nhuận của công ty tại Mỹ khoảng 338 triệu USD trong năm 2018.

Chi phí cao hơn do chiến tranh thương mại gây ra cũng khiến Tesla phải thông báo rằng họ đang "tăng tốc xây dựng" một nhà máy mới ở Thượng Hải. Nhìn chung, số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất ô tô của Mỹ đạt đỉnh vào tháng 9/2018, ngay sau khi cuộc chiến thương mại của Trump bắt đầu, và sau đó giảm trong năm 2019 và 2020.

Việc ký kết thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" với Trung Quốc hầu như không thể ngăn chặn hoặc đảo ngược những thay đổi đó. Theo báo cáo của PIIE, mặc dù Trung Quốc cam kết tăng mua phương tiện và phụ tùng xe hơi do Mỹ sản xuất trong khuôn khổ thỏa thuận, nhưng xuất khẩu vẫn tụt hậu rất nhiều so với tổng số trước chiến tranh thương mại.

Đây cũng là một mô hình thu nhỏ tốt để hiểu tại sao cuộc chiến thương mại của Trump không đạt được mục tiêu đã nêu là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Chính quyền Trump tin rằng, việc tăng thuế sẽ làm giảm nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, cho phép giảm khoảng cách giữa giá trị hàng nhập khẩu đó và giá trị hàng xuất khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, điều mà Trump không nắm được là nhiều mặt hàng nhập khẩu - đặc biệt là đối với hàng hóa sản xuất - là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các mặt hàng mà các công ty Mỹ cuối cùng xuất khẩu trở lại Trung Quốc: như ô tô. Chi phí cao hơn áp vào hàng nhập khẩu đã làm chậm xuất khẩu của Mỹ - và do đó thâm hụt thương mại thực sự tăng lên.

Trong khi đó, các công ty có thể tránh chi phí thuế quan của Trump bằng cách chuyển sản xuất ra khỏi Mỹ, và một số đã chọn làm điều đó. Chính quyền Biden, cho đến nay, dường như không muốn loại bỏ thuế quan của Trump. Bằng cách công bố chính sách "Mua của Mỹ" đối với mua sắm chính phủ, chính quyền Biden cũng đang mở rộng một số chính sách bảo hộ sản xuất của chính quyền Trump.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động