Thứ sáu 08/11/2024 13:28

Ngành điều nhập siêu hơn 1 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu điều tăng ở mức 3 con số cả về lượng và giá trị, đáng chú ý, nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đến hơn 500% về giá trị. Nhập khẩu tăng cao bất thường khiến lần đầu tiên ngành điều rơi vào tình thế nhập siêu với hơn 1 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2,2 tỷ USD, tăng hơn 247% về lượng và tăng 281% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu điều trung bình đạt 1.655 USD/tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu điều đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2,2 tỷ USD tăng hơn 247% về lượng và tăng 281% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020

Campuchia, Tanzania và Bờ Biển Ngà là 3 thị trường cung cấp hạt điều chính cho Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với 86% thị phần. Lý giải về việc tăng mạnh nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia, theo các doanh nghiệp là do có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ về Việt Nam trong bối cảnh việc vận chuyển bằng đường biển từ châu Phi vẫn đang gặp khó.

Ông Đặng Hoàng Giang - Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) - cho biết, đây là một khối lượng nhập khẩu kỷ lục từ trước đến nay được ghi nhận từ Campuchia, bởi số lượng 5 tháng đầu năm 2021 đã vượt nhập khẩu cả năm 2020 (216.330 tấn) và cả năm 2019 (175.000 tấn). Hiệp hội cũng bất ngờ về sự tăng trưởng bất thường về nhập khẩu điều từ Campuchia cũng như rà soát lại trong các doanh nghiệp hội viên và làm việc với hải quan để làm rõ số liệu từ Campuchia.

Ở chiều ngược lại, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 5/2021 ước đạt 55 nghìn tấn, với giá trị 339 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 216 nghìn tấn và 1,29 tỷ USD, tăng 18,3% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu điều 5 tháng tăng gần 300% về lượng và giá trị khiến ngành điều lần đầu tiên ngành điều rơi vào tình thế nhập siêu.

Giới chuyên gia lưu ý, Campuchia không chỉ đang là thị trường cung cấp nguyên liệu điều chủ lực cho các doanh nghiệp chế biến điều ở Việt Nam, mà còn bán trực tiếp cho nhiều thương nhân Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra, Campuchia cũng đang hướng tới tăng năng suất chế biến điều xuất khẩu thay vì xuất khẩu nguyên liệu điều thô.

Không những vậy, các quốc gia châu Phi - nguồn điều thô nhập khẩu truyền thống lâu nay của Việt Nam, nay cũng có xu hướng giữ lại nguồn nguyên liệu và chuyển hướng xây dựng công nghiệp chế biến điều tại chỗ.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng diện tích trồng điều ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp không những giúp được ngành điều tự chủ hơn về nguyên liệu mà còn tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trong nước, rất cần thêm những dự báo tác động của thị trường quốc tế đối với ngành điều nhằm giúp doanh nghiệp có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sản xuất chế biến, xuất khẩu tốt hơn và tránh được các rủi ro thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng