Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão

Để hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão, đảm bảo an toàn điện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh chủ động nhiều biện pháp phòng ngừa và ứng phó.
TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo về an toàn điện trong mùa mưa bão TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm an toàn điện tại các nhà trọ, chung cư TP. Hồ Chí Minh: Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão

Trước diễn biến thời tiết bất thường, khó dự báo và để chủ động phòng, chống lụt bão, úng, giông lốc và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục.

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão
Công nhân Công ty Điện lực Duyên Hải (Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh) khai hoang lưới điện nhằm ngăn ngừa dông lốc, gây ngã, đổ cây vào đường dây điện trong mùa mưa bão. Ảnh: Thanh Minh.

Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, cho biết, ngay từ đầu năm, đơn vị đã lập kế hoạch bảo đảm cấp điện an toàn cũng như phòng tránh các tai nạn điện cho người dân trên địa bàn thành phố trong mùa mưa bão. Trong đó, tập trung đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp…

Đặc biệt, từ tháng 3 và 4/2024, Tổng công ty đã yêu cầu các công ty điện lực trực thuộc tăng cường kiểm tra, rà soát, nhất là các khu vực dễ bị ảnh hưởng thời tiết cực đoan (mưa, bão, ngập, úng,…) để kịp thời xử lý khắc phục ngay (nếu có) trong tháng 5-6.

Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đã ký kết ký kết quy chế phối hợp với Trung tâm quản lý Hạ tầng Kỹ thuật - Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trong công tác chăm sóc cây xanh và đảm bảo an toàn lưới điện trên địa bàn Thành phố.

“Hiện các công ty điện lực thành viên, các bộ phận liên quan đang tập trung thực hiện các phương án đã đề ra. Trong đó, duy trì thường xuyên việc tuyên truyền về an toàn điện đến các khu vực dân cư dễ bị ảnh hưởng xấu như khu vực dễ ngập úng, sạt lở…”, ông Bùi Trung Kiên nhấn mạnh.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, các công ty điện lực trực thuộc đã tăng cường kiểm tra các trạm biến áp, rà soát toàn bộ lưới điện, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, nhất là các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan để kịp thời xử lý. Đơn cử Công ty Điện lực Duyên Hải trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã thường xuyên triển khai và làm tốt công tác này.

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão
Công nhân Công ty Điện lực Duyên Hải đóng cừ tràm gia cố vị trí trụ điện có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Thanh Minh.

Theo ghi nhận của phóng viên, trước diễn biến bất thường của thời tiết luôn tiềm ẩn những nguy cơ có thể xảy ra. Nhằm hạn chế thấp nhất các sự cố về điện nhất là trong mùa mưa bão, những ngày này, cán bộ công nhân Công ty Điện lực Duyên Hải thường xuyên kiểm tra các trạm biến áp, đường dây, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, anh Phạm Ngọc Sang - Tổ quản lý lưới điện 1 (Đội quản lý lưới điện Công ty Điện lực Duyên Hải), cho biết, với đặc thù là đơn vị quản lý vận hành hệ thống điện có địa bàn rộng thuộc huyện Nhà Bè và Cần Giờ, đường điện kéo dài qua nhiều vị trí có cây xanh cao, vị trí bị ngập úng mỗi khi có mưa lớn, nên công tác vận hành, quản lý hệ thống điện trên bàn gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, Công ty Điện lực Duyên Hải đã triển khai nhiều giải pháp, chủ động ứng phó với nhiều tình huống nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra, cùng với các phương án xử lý cụ thể theo từng cấp độ, công tác đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện, nâng cao chất lượng điện năng cung cấp cũng được đơn vị quan tâm chú trọng.

Đặc biệt, để đảm bảo lưới điện được vận hành an toàn và liên tục, tránh cây cối ngã đổ vào đường dây điện gây mất điện nhiều khu vực. Ngay từ đầu năm đội phối hợp với địa phương kiểm tra tổng thể, chặt tỉa nhánh cây, cây xanh ảnh hưởng đến hành lang an toàn lưới điện. Đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ hành lang lưới điện.

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão
Nhân viên Công ty Điện lực Duyên Hải hướng dẫn người dân tại Khu phố 16, thị trấn Nhà Bè, (huyện Nhà Bè) sử dụng điện an toàn mùa mưa bão. Ảnh: Thanh Minh.

“Công việc khai hoang lưới điện được đơn vị thực hiện thường xuyên, nhất là vào mùa mưa bão nhằm ngăn ngừa giông lốc, gây ngã, đổ cây cối vào đường dây điện, đem lại hiệu quả cung cấp điện liên tục, an toàn cho nhân dân”, anh Phạm Ngọc Sang nói

Ở góc độ chính quyền địa phương, ông Võ Ngọc Dũng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), cho biết, địa phương thường bị ảnh hưởng mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, đặc biệt tình trạng mưa lớn kéo dài, ngập úng và triều cường thường xảy ra như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lưới điện. Do đó, Công ty Điện lực Duyên Hải đã, đang triển khai nhiều biện pháp tích cực như tiến hành kiểm tra các thiết bị trên lưới, các trạm biến áp, phân công các tổ đội kỹ thuật kiểm tra, phát dọn hành lang an toàn lưới điện, hạn chế các sự cố gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, các cán bộ, công nhân Điện lực Duyên Hải cũng tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo trì hệ thống điện trong gia đình, bảo vệ hành lang, an toàn lưới điện, không trồng cây có chiều cao gần đường dây, những vị trí ngoài hành lang, cây cối có nguy cơ gây sự cố, sẽ phối hợp với người dân để tiến hành cắt tỉa, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.

Ông Trần Đình Nam - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Duyên Hải, cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công Điện lực TP. Hồ Chí Minh hàng năm đơn vị luôn có kế hoạch ngay từ đầu năm triển khai công tác kiểm tra đảm bảo cho việc vận hành lưới điện trong mùa mưa bão khu vực huyện Nhà Bè và Cần Giờ do công ty quản lý. Do đây là khu vực nhiều sông ngòi và biển nên việc tổ chức kiểm tra ngay từ đầu năm rất cần thiết để đảm bảo việc cung cấp điện ổn định và liên tục.

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão
Nhân viên ngành điện TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn lắp đặt thiết bị điện an toàn cho người cho người dân trong mùa mua bão. Ảnh: Thanh Minh.

Theo đó, ngay từ đầu năm đơn vị triển khai công tác rà soát, kiểm tra tổng thể lưới điện tại các khu vực trọng yếu, khu vực có nguy cơ ngập úng để lập kế hoạch xử lý lưới điện theo từng mức độ ưu tiên (ưu tiên 1, 2, 3…) như: Kiểm tra gia cố kết cấu móng trụ điện, trạm điện tại những khu vực có nguy cơ sạt lở đã được UBND TP. Hồ Chí Minh công bố danh mục sạt lỡ (địa bàn có 12 vị trí).

Cùng với đó rà soát thêm 51 vị trí có nằm trong khu vực thuộc diện theo dõi liên quan đến lưới điện, đồng thời kiểm tra nâng cao các tủ điện, trạm điện tại khu vực thường xuyên ngập nước trên địa bàn quản lý tại 30 khu vực.

Ngoài ra, trên địa bàn có cây xanh rất nhiều, từ đầu năm đến này, công ty tổ chức phát quang, mé nhánh cây xanh trong hành lang an toàn lưới điện, liên hệ các đơn vị quản lý cây xanh để phối hợp xử lý an toàn trước mùa mưa bão. Đến nay, công ty đã xử lý 6.394 vị trí cây xanh có ảnh hưởng, xâm phạm đến hành lang an toàn lưới điện.

Công ty cũng đã đề xuất lắp đặt ưu tiên các thiết bị đóng cắt điện tự động, điều khiển từ xa tại các khu vực dễ bị ngập lụt, khu vực vùng xa như xã Đảo Thạnh An để nhanh chóng ngắt điện khi có sự cố. Bên cạnh đó, hàng qúy, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương, cơ quan báo đài về công tác tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân, an toàn điện mùa mưa bão, ngập lụt để đề phòng tai nạn điện trong nhân dân.

“Ngoài kế hoạch định kỳ hàng năm, vừa qua có cơn bão số 3 có ảnh hưởng gián tiếp đến TP. Hồ Chí Minh, trong đó hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ là khu vực gần sông và biển. Điện lực Duyên Hải cũng đã chuẩn bị công tác tăng cường kiểm tra khu vực sạt lở, xung yếu. Đặc biệt kiểm tra xử lý kịp thời cây xanh do ảnh hưởng của bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp, xâm phạm hành lang an toàn lưới điện. Trước đó, ngay từ đầu năm công ty diễn tập tình huống bão từ cấp 1 đến cấp 5. Qua đó cũng có sự chuẩn bị nhân lực, vật lực, phương tiện, ý tế cũng như hậu cần để ứng phó với diễn biến của cơn bão theo kịch bản đề ra”, ông Trần Đình Nam chia sẻ.

Nhằm nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn về điện có thể xảy ra khi trời mưa lớn, ngập úng cục bộ do ảnh hưởng triều cường hoặc giông lốc, gió lớn, cây cối ngã, đổ… ngành điện khuyến cáo người dân quan tâm thực hiện: Ngắt nguồn điện (cúp cầu dao/CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn, ổ cắm điện và các thiết bị điện gia dụng.

Ngành điện cũng khuyến cáo khi trời mưa to, gió lớn, người dân nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…), không đứng trú tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp, không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế (đồng hồ điện), thùng cầu dao và không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời…

Người dân nên thường xuyên tổ chức kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện trong gia đình, nếu có dấu hiệu hư hỏng phải kịp thời sửa chữa, thay thế nhằm tránh rò điện, tránh nguy cơ mất an toàn gây ra tai nạn điện; thực hiện lắp các thiết bị đóng cắt (CB) chống giật cho toàn bộ ngôi nhà, phòng trọ vì thiết bị này có chức năng tự động phát hiện sự cố rò điện và có khả năng ngắt nguồn điện nhanh nhạy. Đồng thời, phải lắp CB chống giật hoặc cầu chì ở trước các ổ cắm điện hay theo từng khu vực (tầng, phòng trọ) để có thể ngắt dòng điện khi có chạm chập điện.

“Ngoài ra, thực hiện bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt. Không lắp đặt trực tiếp dây điện trên mái tôn hoặc hệ thống sắt thép của mái nhà vì qua tác động của thời tiết (nắng, mưa, gió...) có thể làm hư hỏng cách điện gây rò rỉ điện”, ngành điện lưu ý.

Khi phát hiện có hiện tượng bất thường hoặc mất an toàn về điện, người dân cần gọi ngay đường dây nóng của Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHCMC 1900.545454, hoặc gọi 114 - Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn, cứu hộ TP. Hồ Chí Minh để được xử lý, khắc phục kịp thời.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Xem thêm