Thứ tư 18/12/2024 20:24

Ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu của cả nước

Năm 2022, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt vai trò đầu tàu qua nhiều hoạt động, chương trình liên kết phát triển, liên kết tiêu thụ hàng hóa.

Nhiều kết quả tích cực

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành Công Thương năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, dù còn nhiều khó khăn, thách thức về quá trình phục hồi sản xuất nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đã ổn định, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất chuyển biến tích cực, đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 13,9% so cùng kỳ, trong đó 04 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 20,4% so cùng kỳ, cao hơn 6,5% so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trở lại cho thấy xu hướng phục hồi ngày trở nên rõ nét hơn của nền kinh tế.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu cả nước năm 2022 ước đạt 115,7 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỉ trọng các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao.

TP. Hồ Chí Minh cũng tiếp tục duy trì chương trình bình ổn thị trường với những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; một số hàng hóa có lượng hàng chiếm tới 30-50% thị phần; cung ứng hàng hóa cho người dân luôn được bảo đảm thực hiện thường xuyên.

Năm 2022, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Công Thương cả nước

Bước sang năm 2023, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tiếp tục nỗ lực phấn đấu thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - thương mại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu tạo đà cho các năm tiếp theo. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với năm 2022; Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12% so với dự ước năm 2022; Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu; Thành phố (trừ dầu thô) tăng 10% so với dự ước năm 2022.

Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Thành phố trong năm 2023, Sở Công Thương xây dựng chính sách về phát triển công nghiệp. Theo đó, ngành sẽ xác định lại các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn.

Về thương mại, cung cấp thông tin các thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh xây dựng mạng lưới và thúc đẩy hợp tác, giao thương của doanh nghiệp. Ứng dụng phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi- Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh đánh giá: trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2022, Sở Công thương đã hoạt động hết sức sâu sát và tích cực để phối hợp cùng các hiệp hội ngành nghề hỗ trợ doanh nghiệp.

“Chúng tôi đánh giá cao về việc Sở tham mưu Thành phố triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm và bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Đây là những điểm sáng, những hoạt động rất khó, rất mới nhưng các đồng chí đã triển khai một cách chuyên nghiệp, tích cực và hiệu quả”, bà Lý Kim Chi nhìn nhận.

Cần cơ chế, chính sách riêng cho các ngành công nghiệp chủ lực

Đại diện Hiệp hội Lương thực TP. Hồ Chí Minh đề xuất năm 2023, Thành phố cần có cơ chế chính sách hỗ trợ riêng gắn với sự phối hợp, tham mưu của Sở Công thương để thực hiện 02 đề án.

Thứ nhất là phát triển kho lạnh, kho dự trữ bảo quản và xây dựng vùng nguyên liệu, đây được xem là những đề án quan trọng trong chương trình phát triển ngành chế biến thực phẩm thành phố giai đoạn 2021-2030 và là cú hích không chỉ cho sự phát triển của ngành lương thực thực phẩm mà cả ngành thủy sản trong thời gian tới.

Đồng thời đề xuất Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, liên kết để phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp thành phố, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua tổ chức nhiều chương trình đưa hàng hóa đến các tỉnh, thành và ở chiều ngược lại tổ chức liên kết vùng với các địa phương có vùng nguyên liệu sản xuất lớn; khởi động và tổ chức lại các chương trình xúc tiến thương mại kết nối trực tiếp cho doanh nghiệp sang các thị trường trọng điểm xuất khẩu hoặc đang có lợi thế xuất khẩu như Ấn Độ, EU... giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh.

Ông Ngô Quang Trung – Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đánh giá cao những kết quả ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã đạt được trong năm 2022. Những kết quả tích cực của ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp lớn cho sự phát triển chung của ngành Công Thương cả nước.

Cũng theo ông Ngô Quang Trung, TP. Hồ Chí Minh có Nghị quyết 54 với nhiều cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Do đó, ngành Công Thương TP cần cụ thể hóa bằng những kế hoạch, những cơ chế chính sách cụ thể trong thời gian tới. Ngành Công Thương TP tiếp tục tham gia góp ý những cơ chế chính sách, kế hoạch, chương trình hành động để Bộ Công Thương thiết kế, đưa vào chính sách.

Cùng với đó, tham gia hoạch phát triển thành phố trong cái giai đoạn tới, đặc biệt là những lĩnh vực như điện, lĩnh vực thị trường trong nước, logistics, công nghiệp. đặc biệt là những ngành công nghiệp nền tảng.

Đồng thời tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu của TP. Năm 2022, TP đã thực hiện tốt các hoạt động gắn với vai trò của vùng như chương trình liên kết phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên, liên kết tiêu thụ hàng hóa sản phẩm đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long…

“Cùng với cơ chế, chính sách, các doanh nghiệp hiệp hội cần tiếp tục phát huy tinh thần vượt khó, sáng tạo để thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục có điều kiện phát triển và đạt những thành tưu cao hơn”, ông Ngô Quang Trung nhấn mạnh.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới