Ngành Công Thương Quảng Bình: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất
Công nghiệp, thương mại tăng trưởng
Theo báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu của Sở Công Thương Quảng Bình, trong tháng 5/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, ngành Công thương Quảng Bình có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 5,2; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,8%.
Đáng chú ý, sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 5 tháng đầu năm 2020 (tăng so với cùng kỳ) cụ thể: Ván ép gỗ đạt 24,988m3 (tăng 263,7%); gạch xây dựng bằng đất nung sản xuất đạt 117,709 nghìn viên (tăng 10,3%); điện thương phẩm đạt 350 triệu Kwh (tăng 5,4%); thức ăn cho thủy sản xuất đạt 928 tấn (tăng 5,3%) phân khoáng, phân NPK đạt 15.229% tấn (tăng 2,6%)…
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2020 ước đạt 3.326,9 tỷ đồng, tăng 25% so với tháng trước và giảm 8,6% so với cùng kỳ.
Ngành công thương Quảng Bình cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp đã dần đi vào sản xuất trở lại |
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 17.263,3 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5 ước đạt 2.957,9 tỷ đồng, tăng 20,5% so với tháng trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ. 5 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 15.444 tỷ đồng, giảm, 1,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, công tác xúc tiến đầu tư và phát triển các dự án phát triển công nghiệp, hạ tầng thương mại như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch II, dự án điện nông thông nguồn vốn Ngân sách nhà nước, dự án điện nông thôn nguồn vốn EU tài trợ đều đã hoàn thành cơ bản mặt bằng thi công, vật tư thiết bị theo đề nghị của các nhà thầu.
Tập trung cho phát triển thương mại điện tử
Tại địa phương, Sở Công Thương Quảng Bình nhận định, đã tham mưu UBND tỉnh các giải pháp hỗ trỡ doanh nghiệp như: Khuyến khích tiêu thụ hàng Việt Nam, sản phẩm do doanh nghiệp và người dân Quảng Bình sản xuất, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi, đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đồng thời, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài các thị trường truyền thống.
Đáng chú ý, Sở Công Thương Quảng Bình đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội năm 2020, các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, định hướng đến năm 2021. Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, nghành tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư.
Trên cơ sở đó, Sở Công Thương Quảng Bình cũng tập trung phối hợp với các sở nghành, địa phương liên quan chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm: Nhà máy Nhiệt điện I và Nhiệt điện Quảng Trạch II đảm bảo tiến độ trong điều kiện dịck Covd-19.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp đã dần đi vào hoạt động cơ bản đã bình thường với tinh thần vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, ngành Công Thương Quảng Bình tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch phát triển thương mại điện tử, hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử và trang thông tin điện tử của Sở Công Thương. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhanh nhất cho các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư phát triển.