Ngành Công Thương Quảng Bình - Hành trình 30 năm đổi mới và hội nhập

Năm 2019, tỉnh Quảng Bình vừa tròn 30 năm ngày tái lập tỉnh (1989-2019) và 44 năm ngày giải phóng đất nước. Mảnh đất bên dòng sông Nhật Lệ đã có nhiều đổi thay từ những đau thương mất mát nhưng cũng đầy kiên cường, bất khuất. Và ngành Công Thương Quảng Bình đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển sản xuất, thương mại trên địa bàn. 

Sau khi đất nước thống nhất, tháng 9/1975, Trung ương quyết định sát nhập Quảng Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên, lấy TP. Huế làm tỉnh lỵ. Cho đến tháng 7/1989, trước yêu cầu thực tế, Quảng Bình được chính thức tái lập. Cũng giống như nhiều địa phương khác, gần 15 năm, Quảng Bình bắt tay khôi phục cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

nganh cong thuong quang binh hanh trinh 30 nam doi moi va hoi nhap
Ngành Công Thương Quảng Bình vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng

Theo các dữ liệu của ngành Công Thương Quảng Bình, thời điểm tái lập, nền công nghiệp Quảng Bình có quy mô nhỏ bé, chỉ hơn 10 nhà máy, xí nghiệp (Cơ khí 3/2, Xí nghiệp Đất đèn, Xi măng Áng Sơn…) với công nghệ lạc hậu, yếu về năng lực sản xuất và tài chính, nhiều xí nghiệp đứng bên bờ vực phá sản. Tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và hộ cá thể với các ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản, may mặc… Giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 271 tỷ đồng.

Thế nhưng chỉ sau 30 năm, nhờ bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, cùng với việc tận dụng các tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, lao động, ngành Công Thương Quảng Bình đã từng bước vượt qua khó khăn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại... cả về quy mô và chất lượng, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều nhà máy công nghiệp đã được đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại như: Xi măng Sông Gianh, Xi măng Văn Hóa, gạch ceramic, Bia Hà Nội Quảng Bình, sản xuất phân bón, may xuất khẩu… Tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, du nhập thêm nhiều ngành nghề như mây tre đan, nón lá, mộc mỹ nghệ... giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho lao động nông thôn. Quảng Bình đã hình thành 2 khu kinh tế (KKT) đó là KKT cửa khẩu Cha Lo và Hòn La, 8 khu công nghiệp thu hút nhiều nhà máy có công nghệ mới, thiết bị hiện đại, khai thác tốt thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển sản xuất.

nganh cong thuong quang binh hanh trinh 30 nam doi moi va hoi nhap
Chợ Đồng Hới - Trung tâm thương mại, mua sắm lớn của tỉnh Quảng Bình

Sản xuất công nghiệp, thương mại liên tục tăng trưởng, trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng gấp 46 lần so với năm 1990, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990-2019 bình quân tăng 14,1%; Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng gấp 223 lần, bình quân tăng 20,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 đạt 12.350 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1990 - 2019 tăng 14,1%.

Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, qua đó, đã có thu hút nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, tổng công ty có năng lực trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Vingruop, Sài gòn Co.op, Tập đoàn Ayala Philippines, SCG Thái Lan… đã đến nghiên cứu, đầu tư các dự án phát triển công nghiệp và thương mại. Đơn cử như Trung tâm điện lực Quảng Trạch công suất 2.400MW, các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời 400-500MW, điện gió của B&T 352MW, điện gió Hà Đô 50MW, điện gió Tân Hoàn Cầu 300MW, sinh khối 30-50MW), chế biến gỗ MDF 300-500 ngàn m3, may xuất khẩu 30-50 triệu sản phẩm… hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tạo nguồn thu cho ngân sách trong những năm tới.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ được tăng liên tục qua các năm, đến năm 2019 đạt 25.920 tỷ đồng, tăng bình quân 20,5%/năm. Quy mô, số lượng doanh nghiệp, lực lượng lao động và hạ tầng thương mại cũng đã được đầu tư tăng lên đáng kể. Năm 1990 toàn tỉnh có 4.087 cơ sở, đến năm 2019 là 57.228 cơ sở, tăng 14 lần so với năm 1990.

Hạ tầng thương mại đã được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh và tiện ích phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng có những bước tiến mới, tổng kim ngạch XNK năm 1990 chỉ đạt 11 triệu USD, đến năm 2019 lên 300 triệu USD, tăng 27,2 lần. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, với gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhiều chủng loại sản phẩm: clinker, may xuất khẩu, phân vi sinh, dăm gỗ, gỗ MDF, tinh bột sắn, titan, cao su, nhựa thông...

Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp khi đến giải quyết công việc. Lực lượng quản lý thị trường đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình với những cách làm thiết thực, hiệu quả góp phần ổn định thị trường, giá cả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

nganh cong thuong quang binh hanh trinh 30 nam doi moi va hoi nhap
Những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dệt may có quy mô cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất, thu hút lao động tại Quảng Bình

Ông Phan Văn Thường - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình - cho biết, trong những năm tới, ngành Công Thương Quảng Bình sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: chế biến nông, lâm sản; chế biến thuỷ sản; dệt may; công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; sản xuất vật liệu xây dựng; trong đó lựa chọn, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ cao, thiết bị tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường.

“Đây là các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ông Phan Văn Thường nhấn mạnh.

Mục tiêu phấn đấu ngành Công thương Quảng Bình đến năm 2030 là: giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 51.000 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2030 tăng 14,2%; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 90.000 tỷ đồng, tăng bình quân 12,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.000 triệu USD.

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cùng nội lực và sự quyết tâm đổi mới của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành Công Thương, tin rằng, Quảng Bình sẽ tiếp tục phát triển đi lên và bền vững trong một tương lai không xa.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Lâm Đồng: Toà nhà câu lạc bộ Golf có ảnh hưởng đến tầm nhìn núi Lang Biang?

Lâm Đồng: Toà nhà câu lạc bộ Golf có ảnh hưởng đến tầm nhìn núi Lang Biang?

Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, chưa đủ cơ sở để xác định Toà nhà câu lạc bộ Golf đồi Cù Đà Lạt ảnh hưởng đến tầm núi Lang Biang.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động