Chủ nhật 22/12/2024 09:01

Ngành Công Thương Nghệ An đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngành Công Thương Nghệ An đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Phát triển nhân lực chuyển đổi số

Thời gian qua, ngành Công Thương Nghệ An đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến này, đã có 100% cán bộ, công chức, viên chức đều được trang bị máy tính làm việc với cấu hình đảm bảo kết nối mạng lan và mạng Internet. Mỗi phòng ban chuyên môn có ít nhất 2 máy in dùng chung; mua sắm thêm các thiết bị máy móc khác như máy FAX, 03 máy Scan, 02 máy Photocopy nhằm phục vụ tốt quá trình làm việc và lưu chuyển thông tin.

Sở Công Thương Nghệ An thường xuyên nâng cấp hệ thống máy tính, mạng Lan, mạng internet cơ quan đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, Sở Công Thương Nghệ An còn thường xuyên nâng cấp hệ thống máy tính, mạng Lan, mạng internet cơ quan đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức Sở. Nâng cấp phòng họp cơ quan thành phòng họp trực tuyến như: Hệ thống được trang bị: 01 camera, 01 màn leb cỡ lớn, 03 tivi, amply loa máy; Quản trị, vận hành và sử dụng hiệu quả, đảm bảo an ninh an toàn thông tin các nền tảng phần mềm dùng chung của tỉnh như: hệ thống quan lý văn bản điều hành VNPT-ioffice, một cửa điện tử Vnpt-igate, thư điện tử công vụ, cổng thông tin điện tử…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Nghệ An cũng đã triển khai ứng dụng chữ ký số cho toàn bộ lãnh đạo Sở và bộ phận kế toán với 100% văn bản phát hành của Sở qua hệ thống văn phòng điện tử đều được ký số; 100% thủ tục hành chính của Sở Công Thương được niêm yết và thực hiện trực tuyến toàn trình trên cổng Dịch vụ công của tỉnh; Đề án “Số hoá, xây dựng cơ sở dữ liêu, hệ thống thông tin dùng chung chuyên ngành Công Thương” đã được Sở từng bước triển khai, đến nay đã cơ bản xây dựng xong đề cương, danh mục các chức năng, xin ý kiến Bộ Công Thương… hiện Sở đang phối hợp VNPT Nghệ An dựng demo triển khai phần mềm.

Báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An cho thấy, đến nay đã có 100% cán bộ sở được tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 586-/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. Tham gia đầy đủ 100% các lớp bồi dưỡng về nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số, an toàn thông tin… do các cấp ngành và Sở Thông tin truyền thông tổ chức.

Đáng chú ý, trong giai hai năm qua, Sở Công Thương Nghệ An phối hợp với Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Hiệp hội TMĐT Việt Nam, các Trường Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, cùng các đơn vị liên quan tổ chức hơn 5 lớp đào tạo, tập huấn với nhiều nội dung bổ ích, thiết thức như: tuyên truyền phổ biến Pháp luật trong TMĐT, Kỹ năng ứng dụng TMĐT, khởi nghiệp cùng TMĐT, kinh tế số - chuyển đổi số doanh nghiệp, Kỹ năng Kinh doanh hiệu quả trên các nền tảng số... cho hơn 1.200 lượt cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh…và sinh viên các trường Đại học trên địa bàn, góp phần phát triển nguồn nhân lực số tại địa phương.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Có thể nói, công tác chuyển đổi số đã được Sở Công Thương Nghệ An triển khai có hiệu quả, nhiều sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được đưa lên sàn TMĐT. Trong hai năm qua, Sở Công Thương Nghệ An đã hỗ trợ 21 huyện, thị xã, thành phố thành, mở các gian hàng cấp huyện trên sàn giao dịch TMĐT Nghệ An với hơn 300 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm ocop được đăng tải. Đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ đầu mối và bàn giao tài khoản quản trị gian hàng để các huyện, thành, thị chủ động, kịp thời cập nhật các thông tin, hình ảnh, giá bán… về các sản phẩm, dịch vụ của địa phương cũng như quảng bá thương hiệu, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua kênh TMĐT. Niêm yết số điện thoại nóng hỗ trợ lên Sàn, trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật.

Cơ sở sản xuất ở Nghệ An lắp đặt điện thoại để livestream bán hàng. (Ảnh: Quang An)

Phối hợp với một số sàn TMĐT như Voso (Viettel), Sàn postmart.vn (VNPT) hỗ trợ mở gian hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh lên sàn TMĐT các sản phẩm đăng tải nổi bật như: mỳ rau củ, dược liệu, thực phẩm, hải sản đông lạnh…

Với những nỗ lực của ngành Công Thương Nghệ An trong công tác chuyển đổi số, tính đến 31/07/2024, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn TMĐT là 266.373 hộ, tổng số sản phẩm được đưa lên sàn là 8.836 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn:

Song song với việc đưa các sản phẩm tiêu biểu lên sàn, trong năm qua Sở Công Thương Nghệ An cũng đã hỗ trợ tổ chức, đơn vị xây dựng hơn 18 Website TMĐT, Công ty Lâm nghiệp Con Cuông, Công ty Lâm Nghiệp Tương Dương, HTX Việt Xanh; Công ty Nhạc cụ Nghệ An; HTX Đại Huệ…hỗ trợ 06 đơn vị phát triển thương hiệu trực tuyến bằng hình thức xây dựng các Clip phát trên các nền tảng số thông qua xây dựng các TVC quảng cáo, phim ngắn giới thiệu doanh nghiệp, như: Công ty CP đầu tư và sản xuất ATC; HTX nông nghiệp sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương; Công ty TNHH đầu tư phát triển Hoàng Tuấn, Công ty thực phẩm dinh dưỡng Lolifood, Rượu Ống Tre Lảu Thèn Phà, Dầu Gội thảo dượng Come on…

Không chỉ tham gia Sàn TMĐT hay sử dụng website của mình để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhiều đơn đơn vị, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã ứng dụng lợi thế các trang mạng xã hội (facebook, tiktok, zalo…) để quảng bá, tương tác, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là giải pháp đưa số hóa len lỏi vào cuộc sống của người dân một cách thiết thực và hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy phát triển các hình thức giao thương đa dạng.

Việc ứng dụng TMĐT trong nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường,... đã bước đầu tạo được nhu cầu ứng dụng của trong nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Sở Công Thương đã phối hợp Viettel Nghệ An và các đơn vị liên quan triển khai mô hình “Chợ 4.0” nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán nói riêng tại các chợ trên địa bàn. Sau 2 năm triển khai đã có 31 chợ/tuyến phố 4.0 với 4.313 điểm bán hàng được trang bị mã QR Code. Hàng tháng, trung bình phát sinh 20.000 giao dịch với dòng tiền trao đổi hơn 20 tỷ đồng qua hình thức quét QR Viettel Money (bình quân mỗi điểm có dòng tiền quét qua QR 15 triệu đồng/điểm).

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Ảnh mih họa)

Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được các ngân hàng triển khai rộng rãi, hiện đã khá phổ biến đến tận các cơ sở, hộ kinh doanh, trường học… hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, kích thích hoạt động mua sắm.

Có thể nói, ngành Công Thương Nghệ An đã và đang tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024