Thứ hai 23/12/2024 07:48

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Giai đoạn qua, xuất nhập khẩu được đánh giá là một trong những điểm sáng của ngành Công Thương và nền kinh tế đất nước khi kim ngạch giữ vững đà tăng trưởng.

Thời gian tới, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang dần tiến đến mục tiêu bền vững.

Thành tựu ấn tượng

Nhìn lại quá trình phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua mới thấy rõ sự tăng trưởng vượt trội của lĩnh vực này. Bởi ở giai đoạn đầu ngành Công Thương được hình thành (những năm 50 của thế kỷ trước), hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năm 1955, hoạt động xuất khẩu chỉ được thực hiện bó hẹp với thị trường 10 nước, đến năm 1969 đã tăng lên 30 nước.

Doanh nghiệp cần chuyển mạnh sang hình thức xuất khẩu chính ngạch

Bước vào giai đoạn sau giải phóng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy quản lý, điều hành. Ngay từ những năm đầu thực hiện "đổi mới" và "mở cửa", nghị quyết của Đại hội Đảng đã thể hiện "xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986 - 1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại". Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ đó đến nay cũng được hiện thực hóa thông qua hàng loạt các chiến lược, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Đặc biệt, giai đoạn 2011-2020 được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Giai đoạn này, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Trong thời kỳ 2011-2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,7 lần, từ 203,6 tỷ USD năm 2011 tăng lên 545,3 tỷ USD năm 2020. Nếu như năm 2011, Việt Nam ở vị trí thứ 41 thì đến năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ 32 và đến năm 2020 ở vị trí thứ 22. Về quy mô nhập khẩu, năm 2020 Việt Nam đã vươn lên vị trí 19 thế giới so với vị trí 33 của năm 2011.

Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú; số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm: Năm 2011, có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; năm 2016 tăng lên 25 mặt hàng; đến năm 2020 là 31 mặt hàng. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn ở vị thế xuất siêu.

Đáng chú ý, năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt mức kỷ lục. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% - theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Mục tiêu đến năm 2030

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ quán triệt chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong giai đoạn mới, quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế - thương mại quốc tế như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Chế biến thủy sản xuất khẩu

Chiến lược có nhiều điểm nhấn quan trọng, cả về quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện chiến lược. Cụ thể, chiến lược đề cập 3 quan điểm, tương ứng với các yếu tố liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu: Chất lượng tăng trưởng; động lực của tăng trưởng và phương thức, định hướng tăng trưởng.

Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - thông tin, chiến lược đề ra 6 nhóm giải pháp: Thứ nhất, phát triển sản xuất (bao gồm sản xuất công nghiệp và nông nghiệp), tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu. Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Thứ ba, hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng.

Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu, nâng cấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics. Thứ năm, quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý. Thứ sáu, nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.

"Một trong những điểm mới trong quan điểm Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là nhấn mạnh vai trò của các địa phương trong phát huy lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hướng tới xuất nhập khẩu hàng hóa bền vững thời gian tới" - bà Nguyễn Cẩm Trang chia sẻ.

Bà NGUYỄN CẨM TRANG - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Kết quả xuất nhập khẩu ấn tượng của năm 2021 nói riêng và thời gian qua nói chung đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân, cả ở quy mô cả nước lẫn quy mô tỉnh, thành phố.
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024