Thứ hai 23/12/2024 00:31

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.

Thông tin được ông Hoàng Trung Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết trong Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam (VPPE 2024), diễn ra ngày 8/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo), tỉnh Bình Dương.

Ông Hoàng Trung Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (Ảnh Thanh Minh)

Theo ông Hoàng Trung Sơn, mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm chính của ngành giấy như: Giấy bao bì, giấy in, viết, giấy tissue... lại là những sản phẩm thiết yếu trong đời sống xã hội.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội, trong 5 năm từ 2019 đến 2023 sản lượng sản xuất của ngành đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3%.

Tính riêng năm 2023 tổng sản phẩm giấy trong nước sản xuất đạt gần 7 triệu tấn, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia). Trong đó, giấy bao bì sản xuất hơn 6 triệu tấn chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.

Ông Hoàng Trung Sơn cho rằng, xu hướng dùng sản phẩm giấy thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam là những động lực chính dẫn đến nhu cầu giấy bao bì tăng trưởng mạnh mẽ. Dự đoán, xu hướng này sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững của ngành giấy Việt Nam trong nhiều năm tới.

Để đáp ứng được thị trường cũng như phát triển bền vững, ngành công nghiệp giấy luôn cập nhật đổi mới công nghệ (Ảnh Thanh Minh)

Mặt khác, ngành giấy và ngành bao bì là những ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng hành với nhiều ngành sản xuất và kinh tế khác, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu сао, cần sử dụng giấy bao bì để đóng gói như: Dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử...

Số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho thấy, hiện ngành giấy có hơn 500 doanh nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm trở lên. Trong đó, nhiều dự án đầu tư có công suất lớn đang hoạt động (công suất mỗi dự án khoảng 400.000 - 500.000 tấn/năm), và đương nhiên sẽ dẫn tới việc giảm dần các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ không đủ sức cạnh tranh, cũng như điều kiện tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ.

Để đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, đáp ứng được thị trường cũng như phát triển bền vững, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp ngành giấy phải cố gắng vượt qua thách thức, luôn cập nhật đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị với quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt, sự kết nối với nhau rất quan trọng nhằm tìm hiểu nhu cầu, mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, trong đó sợi dây gắn bó với ngành bao bì là rất cần thiết và hữu cơ.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Ngành công nghiệp giấy

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN