Chủ nhật 17/11/2024 18:25

Ngành chè Việt Nam: Thay đổi để giữ vững thị trường

Qua nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại, nhưng chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga lại đang trong tình trạng sụt giảm sản lượng và giá trị XK. 

Sụt giảm cả lượng và giá trị

Theo Bộ NN&PTNT, 11 tháng năm 2018, XK chè ước đạt 117 nghìn tấn và 199 triệu USD, giảm 8,7% về lượng và giảm 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè XK bình quân 11 tháng năm 2018 ước đạt 1.700 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 10 tháng năm 2018, tổng thị phần của 5 thị trường chính, bao gồm Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc và Indonesia tăng mạnh lên mức 72,6% (từ mức 62,9% cùng kỳ năm 2017) trên tổng giá trị XK chè của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi XK chè sang 2 thị trường lớn nhất là Pakistan và Đài Loan tăng cả lượng và giá trị thì XK chè sang Nga - thị trường lớn thứ 3 của chè Việt Nam trong năm 2018 lại giảm mạnh cả về lượng và giá trị.

Cần thiết có những thay đổi về hình ảnh thương hiệu chè

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, XK chè sang thị trường Nga 10 tháng năm 2018 đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 18 triệu USD, chiếm 10,6% tổng giá trị XK chè của Việt Nam, giảm đến 16,9% về lượng và 10,7% về giá trị. Nguyên nhân chủ yếu do đồng rub của Nga mất giá so với đồng USD khiến XK chè sang thị trường này chậm lại.

Nga là quốc gia NK chè lớn nhất thế giới, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong XK chè sang thị trường này với khoảng 9 nghìn tấn/năm, chiếm 11%. Ở góc độ khác, Chủ tịch Hiệp hội chè Nga - ông Ramaz Chanturiya – lại cho rằng, giá trị chè Việt Nam XK sang Nga đang còn thấp vì chưa có hình ảnh đặc biệt tại thị trường nước này. Xong đứng ở góc độ DN, ông Chu Xuân Ái - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại Tôn Vinh - lại cho hay: Tại thị trường Nga, chè Việt Nam được bán với giá cao hơn chè Trung Quốc. Theo ông Ái, có tình trạng người Trung Quốc phải "mượn" nhãn chè Việt Nam để bán được hàng do người tiêu dùng Nga thích sử dụng các sản phẩm chè của Việt Nam hơn chè Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng, đang có lỗ hổng trong khâu xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chè Việt.

Cần phát triển và bảo vệ thương hiệu

Để phát triển thương hiệu chè Việt Nam tại thị trường Nga, ông Ramaz Chanturiya khuyến nghị: Việt Nam nên thay đổi hình ảnh thương hiệu chè, phải xây dựng thương hiệu khác và đi trước những thương hiệu chè nổi tiếng khác trên thế giới.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) - cho rằng, để cải thiện XK sang thị trường Nga cũng như các thị trường khó tính khác, DN và Hiệp hội Chè Việt Nam cần có các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chè Việt chất lượng cao tới người tiêu dùng quốc tế, nhằm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng chè Việt, từ đó kích cầu chè nguồn gốc từ Việt Nam.

Là 1 trong 5 nước XK chè nhiều nhất trên thế giới nhưng thương hiệu Chè Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự thì việc tạo dựng thương hiệu phải được coi là giải pháp cấp thiết đối với ngành hàng này.
Thanh Hà

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?