Thứ bảy 28/12/2024 01:06

Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá

Cơ hội tăng trưởng cho ngành gỗ trong thời gian tới sẽ là rất lớn nếu các thách thức về nguyên liệu và chi phí logistics được các cơ quan chức năng tháo gỡ.  

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho DN chế biến gỗ

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh -thông tin, năng lực sản xuất toàn ngành chế biến gỗ của Việt Nam tuy có gia tăng liên tục nhưng so với tiêu dùng đồ nội thất toàn cầu năm 2017 là 428 tỷ USD, tổng sản xuất của Việt Nam chỉ ở mức 2,06%. Và so sánh tổng thương mại đồ gỗ năm 2017 của 100 quốc gia xuất khẩu là 141 tỷ USD, Việt Nam chiếm khoảng 6%. Từ 2 con số so sánh này cho thấy xuất phát điểm của chúng ta còn rất thấp trong khi cơ hội thị trường phía trước còn rất nhiều. Nếu có chính sách đột phá, ngành gỗ sẽ bứt phá hơn.

Cũng theo ông Hạnh, ngoài xuất khẩu, thị trường Việt Nam với dân số trên 90 triệu người, theo ước lượng, mức sản xuất cho tiêu dùng nội địa năm 2017 là 1,65 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua khoảng 8%. Nếu tính thêm chi phí lưu thông phân phối đến bán lẻ thì con số này sẽ tăng lên gấp đôi, trong đó các công trình mới xây dựng đang trên đà tăng trưởng sẽ thu hút khoảng 40%. Từ các cơ hội do thị trường bất động sản trong nước mang lại và tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua, dự báo giá trị sản xuất cho thị trường nội địa sẽ đạt ở mức tối thiểu từ 2018 đến 2020, lần lượt sẽ là 1,78 – 1,92 và 2,08 tỷ USD/năm. Nhằm củng cố thành trì bảo vệ thị trường nội địa, các DN đang bắt đầu chú ý khai thác thị trường này.

Thách thức từ các thị trường nhập khẩu

Dù có tín hiệu tích cực của thị trường song theo đánh giá của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, xu hướng thị trường đòi hỏi nguồn gốc gỗ hợp pháp cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển rừng trồng, tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động, xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ bền vững.

Để tăng giá trị xuất khẩu và giữ vững thị trường, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã và đang đầu tư mạnh cho việc trồng rừng. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có đến 732 doanh nghiệp có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó 49 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững với tổng diện tích 226.500 ha.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu nguyên liệu của ngành chế biến gỗ đã kích thích trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất. Từ chương trình trồng rừng, tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 đã tăng lên 41,45% năm 2017. Tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước, tính theo khối lượng, từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng 55% vào năm 2020. Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng.

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng gỗ trồng rừng hợp pháp, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT công ty Scansia Pacific -cho biết, Scansia Pacific là một trong các doanh nghiệp cung cấp cho IKEA, một công ty Thụy Điển là nhà phân phối nội thất hàng đầu thế giới. Từ năm 2016, IKEA yêu cầu toàn bộ các sản phẩm gỗ phải được làm từ nguồn gỗ có chứng chỉ quản trị bền vững và bảo vệ sinh thái FSC. Vào thời điểm đó Việt Nam có rất ít rừng có chứng chỉ FSC nên công ty đã chọn tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng mô hình liên kết giữa các hộ dân có rừng trồng nhỏ lẻ, thành diện tích đủ lớn để chứng nhận FSC. Và kết quả đáng khích lệ là từ năm 2016 đến nay đã có 3.000 ha rừng keo của 609 hộ dân đã dược cấp chứng chỉ FSC.

“Sau gần 4 năm kiên trì con đường liên kết với lâm dân, cho đến thời điểm này, tôi tự tin khẳng định, chỉ có con đường liên kết tiến đến phát triển rừng trồng hợp pháp và đúng quy chuẩn FSC là con đường phát triển bền vững đúng đắn nhất của ngành. Liên kết bền vững ấy mang lại lợi ích cho người dân, mang đến cho họ cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, mang lại nguồn nguyên liệu chủ động và hiệu quả cho doanh nghiệp”, ông Thắng khẳng định.

Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để ngành gỗ bứt phá

Mặc dù việc liên kết đã có những kết quả khả quan nhất định nhưng nhiều doanh nghiệp gỗ cho rằng ngành này vẫn chưa nhận được nhiều ưu đãi như các ngành nghề chế biến nông, thủy sản. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần WOODLAND -cho hay, chế biến lâm sản phải chịu nhiều loại thuế phí bất hợp lý như phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng... Chỉ tính riêng với quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thì container 20feet là 250.000 đồng/cont và container 40feet là 500.000 đồng/cont. Với mức thu trên thì năm 2017, Woodsland trung bình xuất/ nhập 60cont/ tháng loại 40feet, ước tính chi phí phát sinh gần 400 triệu đồng.

Cũng theo bà Tuyết, đông đảo DN sản xuất khác trong ngành này gặp đang phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu mà nguyên nhân chính là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển.

Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp gỗ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm Nghiệp cần có các chính sách phù hợp để giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng. Giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện. Xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Đồng thời kiến nghị Chính phủ về việc áp dụng các ưu đãi về mức thuế TNDN đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan