Thứ sáu 15/11/2024 04:24

Ngân hàng số "Agribank Digital": Tiến tới “phủ sóng” địa bàn cả nước

Việc ngân hàng số "Agribank Digital" ra mắt, khẩn trương và tích cực đi vào hoạt động tại các địa bàn là bước tiên phong ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này.

Theo kế hoạch trong năm 2022, 17 chi nhánh trong hệ thống được lựa chọn triển khai mô hình Ngân hàng số - Agribank Digital, bao gồm: Hà Nội, Sơn La, Bắc Giang, Đông Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Tuyên Quang, Tây Đô, Thăng Long, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đông Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Tiến tới thực hiện lộ trình “phủ sóng” mô hình Ngân hàng số trong cả nước, ngay sau khi ra mắt Mô hình Ngân hàng số tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, ngày 6/9/2022, Agribank đã thực hiện khai trương Agribank Digital - dịch vụ Ngân hàng số hoạt động 24/7 tại Agribank chi nhánh Hà Nội. Đây cũng là chi nhánh đầu tiên trên tổng số 17 chi nhánh trong hệ thống Agribank triển khai dịch vụ này.

Lễ khai trương Agribank Digital tại Agribank Chi nhánh Hà Nội

Đến nay, ngoài địa bàn Hà Nội, những mô hình Ngân hàng số đầu tiên của Agribank tiếp tục có mặt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (chi nhánh Long An, Bến Tre, Tiền Giang), khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (chi nhánh Quảng Nam), khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ (chi nhánh Sơn La), khu vực Đồng bằng sông Hồng (chi nhánh Đông Hải Phòng).

Sự xuất hiện mô hình hiện đại mang tính đột phá này của Agribank đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ phía lãnh đạo chính quyền các cấp, NHNN, các tổ chức đoàn thể và đông đảo người dân tại các địa phương. Bên cạnh ghi nhận nỗ lực lớn trong việc đưa ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực ngân hàng, Agribank cũng được tin tưởng, kỳ vọng sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; trong tất cả các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và công tác điều hành, hoạt động nội bộ ngân hàng; tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến ở tất cả mạng lưới của Agribank nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, các tổ chức và nhân dân tại các địa phương.

Với ưu điểm vượt trội nhờ công nghệ xác thực cùng với OTP, mã PIN sẽ là các lớp bảo vệ gia tăng, tạo nên một “bức tường” bảo mật kiên cố đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong mỗi giao dịch, Agribank Digital là một mô hình chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, phù hợp với nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt là địa bàn nông nghiệp, nông thôn mà Agribank đang phục vụ. Dịch vụ này có 6 chức năng chính là định danh, đăng ký thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay); đăng ký mở tài khoản trực tuyến; đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử; đăng ký vay vốn trực tuyến; các giao dịch tài chính bằng sinh trắc học như nộp tiền tài khoản, thanh toán, chuyển khoản, chuyển tiền 24/7, gửi tiết kiệm,… Sử dụng dịch vụ Agribank Digital, khách hàng có thể đăng ký nhu cầu vay vốn tại bất kỳ thời điểm nào thay vì phải đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi như trước kia.

Cán bộ Agribank Quảng Nam hướng dẫn người dân sử dụng ngân hàng số

Vì vậy, việc Agribank ra mắt và khẩn trương, tích cực đưa Agribank Digital đi vào hoạt động tại các địa bàn trong cả nước có thể xem là một bước tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng, mang dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người dân, đẩy lùi tình trạng tín dụng đen, đặc biệt trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn; góp phần hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số của toàn ngành cũng như mục tiêu từng bước thực hiện lộ trình số hóa hoạt động ngân hàng một cách thực chất, qua đó cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, tối đa hóa tiện ích cho người dùng.

Phát biểu tại lễ khai trương Agribank Digital tại Agribank Chi nhánh Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn nhấn mạnh: Với việc chủ động xây dựng Đề án chuyển đổi số và ngân hàng số hướng tới việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng an toàn, bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, Agribank đã có những bước tiến dài trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng, không chỉ trong phục vụ khách hàng mà còn từ quá trình điều hành, quản lý. Agribank cam kết trong thời gian tới, tất cả các hoạt động sẽ được thực hiện dựa trên kênh số và giao dịch điện tử sẽ chiếm ưu thế.

Với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” và trọng tâm là phục vụ khách hàng cá nhân từ nông thôn đến thành thị, Agribank tiếp tục phát triển các sản phẩm tiện ích, an toàn, bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Thời gian tới, với việc hoàn thành triển khai mô hình Ngân hàng số - Agribank Digital tại toàn bộ 17 đơn vị trong toàn hệ thống, tiến tới phủ sóng cả nước, là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực rất lớn của Agribank trong quá trình tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần chủ lực, hiệu quả trong thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ, thiết thực, đồng hành cùng Ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.

Nhật Minh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường