Thứ hai 28/04/2025 02:42

Ngân hàng nhà nước đề xuất kéo dài thêm 3 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

Để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 kéo dài đến ngày 15/8/2025.

Ngày 7/3, Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, dự thảo đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022. Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.

Việc xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, Nghị quyết số 42 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.

Vì vậy, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được Luật, Chính phủ đề xuất Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 trong giai đoạn 2022-2025.

Ngoài ra, để đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn và thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 tại 1 kỳ họp vào tháng 5/2022.

Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết sau gần 5 năm thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cho biết xử lý nợ xấu đã đạt kết quả tích cực.

Theo đó, báo cáo của các tổ chức tín dụng nêu rõ lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến ngày 30/11/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 373.300 tỷ đồng nợ xấu; trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 193.300 tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 98.400 tỷ đồng...

Tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng Nghị quyết 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11/2021 tăng cao ở mức trên 2%.

Trong trường hợp đánh giá một cách thận trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao (so với tổng dư nợ) là 7,42%. Như vậy, chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, đáng quan ngại.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong ngắn hạn, trường hợp kinh tế chậm phục hồi do tác động của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 và dịch bệnh tiếp tục kéo dài sang năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu tiềm ẩn theo dự báo ở mức khá cao, thậm chí có thể lên đến trên 7,5% trong vòng 1 năm tới. Trong trung và dài hạn, nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu có thể tiếp tục tăng nhanh và ở mức cao hơn nữa. Như vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế.

"Do đó, để thực hiện mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng," Ngân hàng Nhà nước báo cáo./.

Theo TTXVN
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng 'Nhà lãnh đạo IT của năm'

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành